Nhân loại đang sống trong thời kỳ công nghệ phát triển với tốc độ nhanh đến chóng mặt. Minh chứng cho công nghệ hiện đại ngay nay là các thể loại màn hình cảm ứng, nhưng chúng chỉ xuất hiện trên những bề mặt phẳng, nhẵn mịn làm từ kính.
Tháng 05/2017, nhóm nghiên cứu tại đại học Carnegie Mellon đã phát minh ra một cách mới giúp điều khiển cảm ứng trên mọi bề mặt, bất kể hình dáng hay vật liệu. Hệ thống mới được gọi lên là Electrick, nó sử dụng một phần mềm thuật toán để đọc cử chỉ ngón tay người dùng bằng cách đo đạc sự thay đổi về mặt điện tích trên một mặt phẳng dẫn có điện.
Cụ thể, các nhà khoa học của nhóm Future Interfaces Group đã đưa ra một số ý tưởng về ứng dụng của công nghệ mới. Một vật liệu dẫn điện mỏng có thể được sử dụng làm ốp lưng cho điện thoại, cho phép điều khiển một số ứng dụng thích hợp. Dùng bình sơn xịt để sơn một loại chất lỏng dẫn điện lên vô-lăng của xe và người dùng đã có thể điều chỉnh độ to nhỏ của hệ thống âm thanh, hay chuyển kênh trên radio mà thậm chí còn không phải rời tay khỏi vô-lăng.
Công nghệ mới cũng có tiềm năng để tích hợp vào các thiết bị gia đình và nội thất. Các nhà nghiên cứu đã giới thiệu một mẫu tường nhà thử nghiệm có khả năng bật tắt đèn khi người dùng vuốt, chạm vào. Nhóm còn làm một chiếc bàn làm việc có khả năng trở thành một bàn phím mở rộng cho phép người dùng có thể gõ văn bản. Những việc có thể làm được với công nghệ mang tính đột phá mới trong tương lai hứa hẹn sẽ rất phong phú và hữu ích.
- Từ khóa :
- Electrik
- ,
- Future Interfaces Group
- ,
- Carnegie Mellon
Gửi ý kiến của bạn