Tế Bào Ung Thư Biết Giả Vờ Nhiễm Virus Để Kháng Thuốc

16 Tháng Bảy 20177:00 CH(Xem: 7523)
Tế Bào Ung Thư Biết Giả Vờ Nhiễm Virus Để Kháng Thuốc
Tế Bào Ung Thư Biết Giả Vờ Nhiễm Virus Để Kháng Thuốc
Ung thư nổi tiếng là căn bệnh quái ác, hình thành ngay trong cơ thể, đánh lừa hệ miễn dịch rằng nó không phải là bệnh. Nên hệ miễn dịch không bao giờ tự nhắm mục tiêu, và giết chết được tế bào ung thư như các mầm bệnh khác.

Thậm chí, để đối phó với các phương pháp điều trị của con người, tế bào ung thư còn biết cách tự làm nó mạnh lên. Một số dạng tế bào ung thư có thể xây dựng được một cơ chế phòng thủ và trở nên cực kỳ kháng thuốc, bằng cách giả vờ tự đặt nó môi trường nhiễm virus.

Theo đó, các tế bào ung thư nghĩ rằng “có một virus ở bên ngoài”, chúng sẽ biểu hiện gen ISG mạnh mẽ hơn và tăng cường phòng thủ. Điều này đã khiến các bác sĩ bối rối suốt 1 thập kỷ, không thể hiểu điều gì đã diễn ra và phải bó tay trước nhiều ca bệnh ác tính. Cho đến giữa tháng 07/2017, nghiên cứu mới của Đại học Pennsylvania phát hiện ra cơ chế “tự làm mình mạnh lên” của tế bào ung thư.

Các nhà khoa học đã biết một số loại ung thư ác tính có mức độ biểu hiện gen ISG (Interferon-Stimulated Genes) rất cao. Hiệu ứng thường chỉ xảy khi cơ thể và tế bào bị nhiễm virus. Nó làm tế bào mạnh lên để có khả năng chiến đấu với mầm bệnh. ISG là các gen chỉ đạo quá trình sản sinh ra một nhóm protein gọi là interferon, đóng vai trò quan trọng như cửa ngõ miễn dịch cơ thể. Interferon được đánh giá là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể để chống lại virus.

Các nhà khoa học không rõ tại sao các khối u lại có mức độ biểu hiện gen ISG cao. Trong hầu hết các trường hợp bệnh nhân không hề có dấu hiệu nhiễm virus. Andy J. Minn, nhà khoa học dẫn đầu nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania cho biết: “Chúng tôi đã nghiên cứu vấn đề trong suốt nhiều năm, các loại ung thư chứa tín hiệu chống virus đều rất hung hăng”

Trong nghiên cứu trước đó, các nhà khoa học phát hiện họ có thể kích thích tế bào ung thư biểu hiện gen ISG, bằng cách cho chúng tiếp xúc với nguyên bào sợi. Nguyên bào sợi là một loại mô liên kết phổ biến nhất ở động vật và con người, có vai trò tạo nền cho môi trường ngoại tế bào. Họ phát hiện các nguyên bào sợi sở hữu một đặc điểm lạ, đó là chúng sản sinh ra nhiều bong bóng chứa một dịch lỏng gọi là exosome, bao gồm trong đó một loại phân tử RNA ký hiệu là RN7SL1.

RNA có đoạn kết thúc của nó giống với RNA của virus. Nên khi tế bào ung thư tiếp xúc với nguyên bào sợi, thực tế, chúng cũng phát hiện được sự có mặt của RN7SL1. RNA này cảnh báo cho tế bào ung thư nghĩ rằng “có một virus ở bên ngoài”, biểu hiện gen ISG mạnh mẽ hơn nhằm tăng cường phòng thủ. Kết quả tạo ra hiệu ứng có lợi cho tế bào ung thư. Nó kích thích phản ứng phòng thủ của tế bào, khiến ung thư mạnh hơn khi đề kháng được cả các loại thuốc điều trị và khó bị giết chết.

Khả năng tế bào ung thư ép nguyên bào sợi để lộ ra phần kết thúc giống virus của RNA RN7SL1 là một khám phá quan trọng. Nếu phần kết thúc được ẩn đi, các tế bào ung thư sẽ không phản ứng với exosome như virus. Chúng sẽ không mạnh lên và có khả năng bị tiêu diệt bởi điều trị thông thường. Các nhà khoa học cho biết có thể tìm cách làm ẩn đi đoạn kết thúc của RN7SL1. Hoặc dập tắt các tín hiệu gọi là NOTCH bên ngoài tế bào ung thư để có thể ngăn nguyên bào sợi phát triển các bong bóng exosome giả virus.

Các nhà khoa học cho biết, dạng ung thư thường hay tự làm mạnh bằng môi trường giả virus nhất là ung thư vú. Nếu có thể triệt được thủ thuật “tự làm mạnh” của các tế bào, nhiều bệnh nhân ung thư vú kháng thuốc điều trị trong tương lai sẽ được cứu sống.
512Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
512
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).