Các Nhà Khoa Học Tìm Cách Loại Bỏ BPA Ra Khỏi Chai Nước Nhựa

10 Tháng Tám 20177:00 CH(Xem: 6679)
Các Nhà Khoa Học Tìm Cách Loại Bỏ BPA Ra Khỏi Chai Nước Nhựa
Các Nhà Khoa Học Tìm Cách Loại Bỏ BPA Ra Khỏi Chai Nước Nhựa
Khoảng đầu tháng 08/2017, các nhà khoa học đã tìm ra cách loại bỏ BPA, một hóa chất được coi là nỗi ám ảnh trong đồ nhựa. Được biết, BPA (Bisphenol A) thường bị nhiễm vào nước đóng chai, hộp đựng thực phẩm, đồ chơi, hay thậm chí là bình sữa trẻ em... Nó có thể gây ra nguy cơ phát triển bệnh tự kỷ, suy giảm IQ, ảnh hưởng đến hooc-môn theo hướng tiêu cực, làm gia tăng nguy cơ ung thư, tiểu đường và vô sinh...

Được sử dụng từ những năm 1960, mỗi năm, thế giới sản xuất ra khoảng 15 tỷ tấn BPA mà không có biện pháp xử lý hiệu quả. Rất nhiều người không quá quan tâm đến BPA, thậm chí nhiều nơi trên thế giới, nước đóng chai nhiễm BPA còn được sử dụng như một nguồn an toàn hơn các loại nước khác.

Nghiên cứu mới dẫn đầu bởi nhà hóa học Terrence J. Collins đến từ Đại học Carnegie Mello, Mỹ, được coi là một bước đột phá, vì nó đã hoàn thiện được một phương pháp khử tới 99% BPA khỏi nước, nhanh chóng và với chi phí thấp. Nhóm nghiên cứu đã phát minh ra một hệ thống sử dụng chất xúc tác được gọi là TAML, các phân tử nhỏ có thể bắt chước tính năng của enzyme oxy hóa.

Khi kết hợp với hydrogen peroxide, hay còn gọi là nước oxy già, chất kích hoạt TAML có khả năng phân hủy hóa chất độc hại trong nước, có thể loại bỏ BPA một cách an toàn. Theo đó, sau khi được hòa vào môi trường nước nhiễm BPA nặng, TAML và hydrogen peroxide đã làm giảm 99% BPA chỉ trong vòng 30 phút. Nó khiến BPA kết tụ lại thành các đơn vị lớn hơn được gọi là oligomers, có thể kết tủa và lọc được ra khỏi nước.

Ngoài ra, các liên kết hóa học gắn giữa phân tử BPA với nhau không cho phép oligomers tan trở lại thành BPA. Nhóm nghiên cứu đã chứng minh rằng một khi BPA biến thành oligomers, nó không còn gây hại.

Ngành công nghiệp nhựa và chất dẻo hiện đang sử dụng BPA để làm tăng tính bền và đàn hồi trong sản phẩm. Việc sử dụng BPA tràn lan trên quy mô toàn cầu mà không có phương pháp xử lý đang khiến BPA nhiễm vào các nguồn nước ngọt. Terrence J. Collins cho biết: “Hầu hết các nước thải chứa BPA đều không bao giờ đi tới một cơ sở xử lý nước. Phương pháp tiếp cận của chúng tôi có tiềm năng lớn khắc phục được vấn đề chất thải BPA”.

Trong đời sống, BPA có mặt khắp nơi, trong các chai, hộp nhựa, đĩa DVD, hóa đơn in trên giấy lụa… Hầu như tất cả các sản phẩm nhựa polycarbonate (PC) đều chứa BPA. Và không có bất kể một sinh vật sống nào có khả năng thoát khỏi sự ảnh hưởng của BPA. Nó tạo ta một mối nguy hại sức khỏe lớn. BPA giả làm estrogen và có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết của cơ thể. Các nghiên cứu trên cá, động vật có vú và tế bào người đã chỉ ra rằng BPA có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của sinh vật, sự chuyển hóa bên trong não, hệ thống thần kinh và sinh sản.

Trước những mối quan ngại về các ảnh hưởng sức khỏe của BPA, nhiều nhà sản xuất đã bắt đầu đưa ra các dòng sản phẩm không chứa BPA từ năm 2010. Ở một số khu vực như Canada và Mỹ, BPA còn bị cấm sử dụng trong các sản phẩm như bình sữa dành cho trẻ em. Tuy nhiên, cho tới năm 2017, 15 tỷ tấn BPA vẫn đang được sản xuất hàng năm trên toàn thế giới. Nếu không có phương pháp xử lý sớm, chúng có thể tích tụ và đầu độc nhân loại trong nhiều thế hệ tương lai.
525Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
525
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).