Khoảng giữa tháng 08/2017, trang GeekWire cho biết, Google đã mua lại Senosis Health, startup với ý tưởng biến smartphone thành thiết bị y tế đồng thời thu thập nhiều dữ liệu khác nhau về sức khỏe.
Ứng dụng Senosis do công ty phát triển có thể giúp smartphone xác định nồng độ hemoglobin trong máu, hoặc kiểm tra tình trạng của phổi thông qua các trang thiết bị có sẵn trên điện thoại, như cảm biến gia tốc, microphone, đèn flash và cả camera. Chẳng hạn như để đo hàm lượng hemoglobin, Senosis sẽ kích hoạt đèn flash trên smartphone để chiếu sáng ngón tay của người dùng.
Người sáng lập Senosis Health là Shwetak Patel, nhà khoa học máy tính 35 tuổi, cùng với 4 người khác đến từ Đại học Washington. Được biết, đây không phải là lần đầu tiên các ý tưởng của Shwetak Patel được đề nghị mua lại. Hồi năm 2015, Sears, một trong những hệ thống bán hàng tại Mỹ, đã mua lại công nghệ cảm biến WallyHome do đội ngũ của Patel phát triển, một hệ thống có khả năng phát hiện sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm.
Thương vụ mua lại Senosis Health trong lúc Google đang tập trung vào công nghệ chăm sóc sức khoẻ, hướng tới mục tiêu cải thiện đáng kể tính sẵn có và chính xác của các dịch vụ y tế. Hồi năm 2016, Google giới thiệu DeepMind Health, dự án nhằm phát triển một bộ ứng dụng có thể giúp các bác sĩ xác định nguy cơ biến chứng ở bệnh nhân. Công ty cũng đang sử dụng AI và công nghệ máy học (machine-learning) để tạo ra một số công cụ dành cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế. Hiện 2 lĩnh vực nhãn khoa và nghiên cứu bệnh học kỹ thuật số đang ghi nhận nhiều bước tiến nhất nhờ các công cụ của Google.
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.