Google Bắt Đầu Chiến Dịch Càn Quét Các Nội Dung Tiêu Cực Trên YouTube
31 Tháng Tám 201710:00 CH(Xem: 3650)
Tính đến tháng 08/2017, khi những quan điểm cực đoan và những phát ngôn gây tranh cãi trở nên thịnh hành trên mạng xã hội, Google đã bắt đầu chiến dịch đàn áp mạnh mẽ với các video trên YouTube, tập trung vào những nội dung theo chủ nghĩa cực đoan và những phát ngôn chính trị quá khích.
Khoảng cuối tháng 08/2017, Google đã bắt đầu kiểm soát Youtube theo cách chưa từng có trước. Đã có thêm nhiều các cảnh báo cũng như nhiều quảng cáo đã bị vô hiệu hóa trên những video được đăng tải có nội dung mà Google nhận thấy sự xúc phạm quá đà. YouTube sẽ không xóa những video này, mà thay vào đó sẽ đặt ra những hạn chế mới về việc xem, chia sẻ và kiếm tiền đối với chúng. Phát ngôn viên từ Alphabet cho biết, một bản trình bày chi tiết về việc loại bỏ hay cảnh cáo đã được gửi đến những người sản xuất các video cực đoan từ ngày 24/08/2017.
Google đã vạch ra kế hoạch trong tháng 06/2017, nhưng chỉ hành động khi các cuộc tranh luận theo chủ nghĩa cực đoan và những phát ngôn chính trị bùng phát mạnh mẽ. Khi YouTube quyết định hành động cũng là thời điểm mà những công ty công nghệ như Google và Facebook cần phải nhìn nhận lại một cách kỹ lưỡng hơn về việc kiểm soát thông tin phân phối qua các dịch vụ kỹ thuật số như thế nào.
Kent Walker, cố vấn chung của Google, đã viết về những kế hoạch trong một bài đăng trên Blog vào tháng 06/2017. Các video có nội dung cực đoan sẽ nhận được ít sự tương tác hơn và khó tìm kiếm hơn. Điều này được đưa ra phù hợp với sự cân bằng giữa tự do ngôn luận và việc tiếp cận thông tin mà không cần phải thể hiện những quan điểm công kích một cách cực đoan.
Theo Google, những hạn chế mới mà mục tiêu được Walker gọi là các nội dung dân tộc hoặc tôn giáo cực đoan, dự kiến sẽ tác động tới một lượng không nhỏ các video. Những video được gắn thẻ theo chính sách mới sẽ không thể chạy quảng cáo, hoặc được phép bình luận và sẽ không xuất hiện trong bất kỳ danh sách gợi ý xem trên bất kỳ trang web video nào. Màn hình cảnh báo cũng sẽ xuất hiện trước các video, chúng sẽ không thể chạy khi được nhúng vào các trang web bên ngoài. YouTube cũng sẽ cho phép người tạo video chống lại về những hạn chế mới thông qua một quá trình kháng cáo.
YouTube đã thay đổi chính sách nhiều lần trong năm 2017. Hồi tháng 03/2017, Google đã giới thiệu phần mềm và những nhân viên mới để giám sát các video, sau khi một loạt các nhà tiếp thị hứa sẽ hạ những quảng cáo đang được chạy trên các nội dung cực đoan.
Google cũng đã bổ sung thêm các tính năng mới để quảng cáo trên YouTube vào tháng 09/2017. Các nhà quản lý tuyên bố lượng video bị ảnh hưởng tương đối ít. Tuy nhiên, thực tế là cả con người và hệ thống trí tuệ nhân tạo AI đều không thể đảm bảo rằng YouTube hoàn toàn không có các video gây tranh cãi. Chẳng hạn như việc YouTube đã khôi phục hàng nghìn video ghi lại hành vi bạo lực tại Syria sau khi một số nhóm người chỉ trích dịch vụ vì đã kéo video của họ xuống quá sớm. Lập luận được đưa ra là những cảnh quay có thể được sử dụng làm tài liệu cho việc truy tố tội phạm chiến tranh.
Đầu tháng 08/2017, YouTube cho biết có hơn 75% video bị xóa di vi phạm chính sách đã bị gắn cờ bởi phần mềm mới trước khi có sự can thiệp của con người. Với chính sách mới nhất, YouTube đang nhắm mục tiêu vào các nội dung về các vấn đề nhạy cảm vượt ngoài biên giới, điển hình như những video tán thành các lý thuyết và các trích đoạn của vụ thảm sát Holocaust từ David Duke, nhà thượng quyền ủng hộ thuyết người da trắng ưu việt.
YouTube tuyên bố không cho phép những lời nói hoặc nội dung thù hận, kích động hoặc kích thích bạo lực. Trong một số trường hợp, các video gắn cờ không rõ ràng vi phạm nguyên tắc cộng đồng nhưng có nội dung gây tranh cãi hoặc xúc phạm có thể vẫn được tồn tại. Tuy nhiên, một số tính năng sẽ bị vô hiệu.
Cũng trong đầu tháng 08/2017, trong một cuộc mít tinh trắng tại Charlottesville, Virginia, một số công ty công nghệ, bao gồm Google, Facebook, và Airbnb đã thực hiện các biện pháp để giảm thiểu những người và các nhóm liên quan khỏi nền tảng của họ.
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.