Hệ Thống AI Có Thể Nhận Biết Được Mức Độ Đau Của Con Người

06 Tháng Chín 20177:00 CH(Xem: 7727)
Hệ Thống AI Có Thể Nhận Biết Được Mức Độ Đau Của Con Người
Hệ Thống AI Có Thể Nhận Biết Được Mức Độ Đau Của Con Người

Khoảng đầu tháng 09/2017, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một hệ thống máy tính có thể xác định được mức độ đau đớn của con người bằng cách phân tích các biểu hiện của họ. Hệ thống mới có độ chính xác cao hơn so với những thuật toán trước, vì chúng nghiên cứu cả những nhân tố như độ tuổi, giới tính và da của người tham gia.

 

Thuật toán sẽ có khả năng nhìn thấu bản thân của con người. Hệ thống máy tính mới được chế tạo nhằm mục đích đo sự đau đớn mà bệnh nhân đang chịu đựng. Nó sẽ đánh giá mức độ đau đớn dựa trên biểu hiện của gương mặt, giúp các bác sĩ dễ dàng đưa ra những biện pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

 

Thuật toán hoạt động bằng cách phân tích các biểu hiện thoáng qua trên gương mặt và sau đó xác định mức độ đau của bệnh nhân một cách khách quan. Đây là điều mà các bác sĩ khó thực hiện được khi chẩn đoán cho bệnh nhân. Khả năng nhận biết được chính xác những cơn đau là một điều rất quan trọng, vì có nhiều bệnh nhân đang trải qua những cơn đau nghiêm trọng và rất cần được giúp đỡ. Cũng có nhiều người đang phải chống chọi với những cơn nghiện tìm kiếm những loại thuốc giảm đau, thứ tiềm ẩn nguy hiểm và càng khiến cơn nghiện nặng thêm.

 

Nếu có một phương pháp đáng tin cậy để giúp các bác sĩ xác định chính xác mức độ cần chữa trị của bệnh nhân. Các bác sĩ sẽ không phải kiểm tra xem bệnh nhân có đang nói dối về tình trạng đau đớn của họ hay không. Trong một nỗ lực đo mức độ đau đớn của bệnh nhân một cách khách quan, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một thuật toán được gọi là "DeepFaceLIFT". Các nhà nghiên cứu cung cấp cho “DeepFaceLIFT” những đoạn video của những người bị đau đang so vai và nhăn mặt khi thực hiện các cử động khác nhau. Sau đó, những người trong các video sẽ được yêu cầu tự đánh giá mức độ đau của mình.

 

Qua nhiều nghiên cứu và chỉnh sửa, DeepFaceLIFT đã có thể học được cách sử dụng những sự khác biệt tinh tế trong biểu cảm trên gương mặt để ước tính mức độ đau đớn của bệnh nhân. Những chuyển động quanh mũi và miệng tiết lộ nhiều thông tin nhất về cơn đau.

 

Trước đây, trí thông minh nhân tạo (AI) đã được sử dụng để phân tích các biểu hiện của cơn đau, nhưng có thể xem đây là lần đầu tiên hệ thống mới cho ra những kết quả cá nhân dựa trên độ tuổi, giới tính và da của bệnh nhân. Theo các nhà nghiên cứu, việc phân tích các đặc tính riêng lẻ mang lại kết quả chính xác hơn so với những kết quả thu được chỉ từ một hệ thống duy nhất được áp dụng cho tất cả mọi người.

 

Mặc dù thuật toán có thể có nhiều ứng dụng hữu ích, nhưng nó không thể hoàn toàn thay thế đánh giá của bác sĩ trong một số trường hợp. Chẳng hạn như nó được thiết kế để xác định cơn đau bằng cách sử dụng những hình ảnh có chất lượng tốt và đầy đủ ánh sáng. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào cũng tồn tại những điều kiện lý tưởng, nên chắc chắn sẽ  ảnh hưởng đến độ chính xác của thuật toán.

 

Ngoài ra, công việc phân tích và xác định vốn rất khó khăn, vì mỗi người có những trải nghiệm và biểu hiện khác nhau về nỗi đau. Việc diễn giải nỗi đau luôn khác biệt ở mỗi người, và biểu hiện của nó cũng phụ thuộc vào văn hoá và thời gian mà bệnh nhân chịu đựng cơn đau. Nên các mức độ đau đớn mà mỗi người tự cảm nhận có thể sẽ khác xa các dự đoán của bác sĩ.

 

Dù còn nhiều khó khăn và thách thức, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục phát triển và hoàn thiện chương trình, để nó có thể sớm đo được mức độ đau đớn của bệnh nhân một cách chính xác.

51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).