Hong Kong Sẽ Viết Nên Kỷ Nguyên Blockchain

29 Tháng Chín 201712:00 SA(Xem: 10429)
Hong Kong Sẽ Viết Nên Kỷ Nguyên Blockchain
Hong Kong Sẽ Viết Nên Kỷ Nguyên Blockchain

Johnson Leung đã bắt tay vào ngành vận tải biển từ giữa những năm 1990, đến đầu những năm 2000 chuyển qua ngành tài chính. Johnson Leung hiện đang vận hành một startup áp dụng công nghệ blockchain vào đặt tàu container tại Hong Kong. Rất nhiều người hy vọng Hong Kong cũng có thể thực hiện một cú nhảy tương tự. Từng phải vật lộn phát triển ngành công nghệ trong nước suốt thời gian qua, đã đến lúc Hong Kong bước sang một trạng thái mới, đón đầu công nghệ blockchain đang hứa hẹn rất nhiều cơ hội tăng trưởng.

 

Blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian, nên được gọi là blockchain (chuỗi khối). Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó. Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Thậm chí ngay cả khi một phần của hệ thống blockchain sụp đổ, những máy tính và nút khác vẫn sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin.

 

Đặc biệt, blockchain có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin. Hệ thống blockchain bao gồm nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin mà không đòi hỏi dấu hiệu của niềm tin. Về cơ bản, blockchain là một chuỗi các máy tính mà tất cả phải chấp thuận một giao dịch trước khi nó có thể được xác nhận và ghi lại. Để dễ hình dung, có thể liên tưởng đến việc 1 người gửi 1 cái hộp đi mà mọi người đều xác nhận cái hộp đó là của người đó, chứ không phải một đối tượng nào khác.

 

Một số ý kiến hoài nghi nói rằng đó là một canh bạc rủi ro, vì blockchain là công nghệ chưa được chứng minh – có khá nhiều thứ bị thổi phồng và thậm chí có trong một số trường hợp gian lận. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều doanh nhân và nhà làm chính sách Hong Kong tin vào hệ thống sổ cái online – nền tảng tạo nên đồng tiền bitcoin – cuối cùng sẽ thay đổi mọi thứ, từ ngành dịch vụ tài chính cho đến chuỗi cung ứng. Họ cho rằng cách tiếp cận quy định tự do của Hong Kong cùng với nền tảng tài chính vận tải đang đưa thành phố trở thành trung tâm startup blockchain của thế giới.

 

Johnson Leung cho biết: “Tôi không nhìn thấy một lý do nào ngăn Hong Kong trở thành tiên phong của công nghệ blockchain. Đó là một công nghệ hoàn toàn mới mà không có một quốc gia nào sở hữu lợi thế cạnh tranh với chúng ta”. Sau hơn 1 thập kỷ làm việc trong ngành tài chính, nghiên cứu về JPMorgan Chase & Co. và Jefferies Group LLC, hiện Johnson Leung là đồng sáng lập của 300cubits.tech.

 

Nhiều năm qua, chính quyền Hong Kong đã xác định công nghệ sẽ là hướng đi của thành phố và tập trung nhiều nguồn lực vào lĩnh vực này. Một số cơ quan, tổ chức đã bắt đầu áp dụng công nghệ mới. Biểu hiện là cơ quan tiền tệ Hong Kong đang xây dựng đồng tiền số của riêng mình, và thử nghiệm công nghệ blockchain và tài trợ tài chính thương mại, chẳng hạn như thư tín dụng L/C, hồ sơ xin vay thế chấp và theo dõi thanh toán điện tử. Cơ quan quản lý Thị trường chứng khoán của thành phố cũng đã gia nhập vào nhóm R3 – liên doanh toàn cầu về phát triển công nghệ blockchain cho các giao dịch tài chính. Còn HKEx – sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất Hong Kong – dự kiến sẽ áp dụng nền tảng blockchain cho các startup non trẻ vào năm 2018.

 

Nhưng điều đó không có nghĩa là ngành kinh tế blockchain được toàn quyền hành động. Trong tháng 09/2017, Ủy ban Chứng khoán và Tương lai Hong Kong SFC đã cảnh báo các nhà đầu tư về hành vi lừa đảo bằng ICO - một dạng gọi vốn bằng tiền số - và tuyên bố những người phát hành ICO có thể sẽ bị kết án nếu vi phạm luật an ninh địa phương.

 

Paul Chan, Cục trưởng cục tài chính Hong Kong cho biết: “Chúng tôi rất quan tâm đến lĩnh vực này. Vì một mặt, chúng tôi khuyến khích sáng tạo và thị trường tự do, nhưng mặt khác chúng tôi cũng có trách nhiệm bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ”. Tuy nhiên, Hong Kong vẫn được coi là có cách tiếp cận mềm mỏng đối với vấn đề pháp lý của tiền số hơn so với Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh đã chính thức tuyên bố cấm ICO và kêu gọi đóng cửa tất cả các sàn giao dịch tiền số ở trong nước.

 

Aurelien Menant, CEO sàn giao dịch tiền số Gatecoin tại Hong Kong, nhận định quan điểm diều hâu của Trung Quốc đối với tiền ảo đang mở ra cơ hội cho Hong Kong. Nhiều công ty đã chuyển đến Hong Kong kể từ sau lệnh cấm của Bắc Kinh, trong đó có sàn giao dịch tiền số Bitkan – đơn vị đã tổ chức hội nghị blockchain tại Hong Kong.

 

Ngoài ra, việc xây dựng một trung tâm blockchain ổn định không phải là dễ dàng. Nhiều bản đề án đã được nộp, trong đó có đề án tạo ra mã token cho ngành vận tải biển của Johnson Leung phần lớn vẫn đang nằm trên giấy. Theo Johnson Leung, mã token có thể được sử dụng trong các hợp đồng thông minh để giảm rủi ro phá vỡ hợp đồng.

 

Bên cạnh đó, cuộc chiến cám dỗ các công ty blockchain đang diễn ra khá căng thẳng, trong đó đối thủ lớn nhất của Hong Kong là Singapore, cũng đang đổ nhiều nguồn lực vào ngành fintech ở địa phương. Đồng thời, Dubai cũng là một cái tên tiềm năng mà Hong Kong cần phải dè chừng.

 

Trong khi đó, Hong Kong không có được một lịch sử hấp dẫn khi nói về startup công nghệ. Trung tâm ươm mầm kinh doanh Cyberport bị chỉ trích là dự án bất động sản trá hình. Lực lượng lao động địa phương không sẵn sàng từ bỏ công việc ổn định hiện có để tham gia vào một lĩnh vực rủi ro hơn. Hong Kong cũng không có một startup tỷ USD nào.

 

Những người lạc quan lại cho rằng blockchain tài chính mới là thế mạnh của Hong Kong. Những cái tên như BitMEX, Bitspark hay Kenetic Capital...đang chứng minh điều đó. Hong Kong không cung cấp số liệu cụ thể về tốc độ tăng trưởng trong ngành blockchain ở địa phương. Dù vậy, D’Haussy của InvestHK cho biết, có khoảng 10 - 20 công ty dự kiến sẽ gọi vốn bằng ICO tại Hong Kong trong 6 tháng tiếp theo, tính từ tháng 09/2017.

 

516Vote
41Vote
31Vote
20Vote
11Vote
4.619
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).