
Vụ việc liên quan tới tay khủng bố Syed Farook hồi năm 2016 đã dấy lên một nghi vấn được rất nhiều người tiêu dùng công nghệ trên thế giới quan tâm: Bằng cách nào FBI có thể mở khóa thành công chiếc iPhone 5C được bảo mật mà không có sự can thiệp của Apple?
Trong quá trình tìm kiếm chứng cứ tại căn nhà của Syed Farook, lực lượng cảnh sát đã tìm thấy một chiếc iPhone 5C, đã được khóa bảo mật và cần có sự giúp đỡ từ phía Apple để xử lý vấn đề. Cơ quan đã hy vọng rằng sẽ tìm thấy nhiều thông tin hữu ích từ chiếc điện thoại, đồng thời có thể truy bắt được các đối tượng khác có liên quan.
Khi đó, tòa án đã ra lệnh cho Apple mở khóa điện thoại, nhưng Apple đã từ chối. CEO Tim Cook cho rằng việc mở khóa thiết bị trái phép sẽ làm ảnh hưởng tới sự riêng tư và bảo mật của khách hàng trên toàn thế giới. Trong những tuần sau đó, Apple, cơ quan chính phủ và các cơ quan điều tra đã có rất nhiều các buổi họp mặt, nhưng kết quả Apple vẫn từ chối hợp tác mặc dù có cả sự tham gia của ông Donald Trump.
Thực tế, chính phủ đã thành công trong việc mở khóa thiết bị. Tuy nhiên, cơ quan điều tra lại không hề tìm được bất cứ manh mối nào bên trong. Vì mục đích riêng, Apple thực sự muốn biết cách mà FBI đã mở khóa thành công iPhone 5C. Một số nguồn tin cho biết FBI đã phải chi ra gần 1 triệu USD để có thể làm được điều này.
Apple sẽ khó có thể tìm ra được chính xác công cụ nào mà FBI sử dụng. Đến tháng 10/2017, một thẩm phán địa phương đã ra luật chống lại điều này trước 3 tổ chức Vice News, USA Today, và Liên đoàn Báo chí. Theo đó, 3 tổ chức đã đệ đơn kiện về quyền Tự do thông tin, cố gắng tìm ra công cụ được sử dụng để mở khóa điện thoại cũng như mức giá FBI phải trả để mua nó. Thông tin hiện vẫn đang được bảo vệ, dù phán quyết có thể sẽ bị kháng cáo.
Gửi ý kiến của bạn