Kaspersky Lab Sẽ Công Khai Mã Nguồn Phần Mềm

26 Tháng Mười 20178:00 CH(Xem: 5546)
Kaspersky Lab Sẽ Công Khai Mã Nguồn Phần Mềm
Kaspersky Lab Sẽ Công Khai Mã Nguồn Phần Mềm

Khoảng cuối tháng 10/2017, Kaspersky khởi động  “Sáng kiến minh bạch toàn cầu”, theo đó, công ty dự định sẽ cung cấp mã nguồn của phần mềm - bao gồm bản cập nhật phần mềm và cập nhật quy tắc phát hiện mối đe dọa - cho các bài đánh giá và kiểm tra độc lập.

 

Cụ thể, “Sáng kiến minh bạch toàn cầu” của Kaspersky Lab dự kiến sẽ cung cấp mã nguồn - bao gồm các bản cập nhật - cho đánh giá của bên thứ ba. Kaspersky Lab cho biết “Sáng kiến minh bạch toàn cầu” là một phần trong cam kết liên tục của công ty nhằm đảm bảo tính toàn vẹn và đáng tin cậy của các sản phẩm phục vụ nhiệm vụ bảo vệ khách hàng khỏi các mối đe dọa mạng. Thông báo từ Kaspersky Lab có ghi rõ: “Kaspersky Lab công bố khởi động Sáng kiến minh bạch toàn cầu như một phần trong cam kết bảo vệ khách hàng khỏi các mối đe dọa mạng, bất kể nguồn gốc hoặc mục đích của chúng”.

 

Với Sáng kiến mới, Kaspersky Lab sẽ tham gia vào cộng đồng bảo mật thông tin rộng lớn hơn cùng với các bên liên quan khác trong việc xác nhận và xác minh độ tin cậy của sản phẩm, quy trình nội bộ và hoạt động kinh doanh và giới thiệu các cơ chế trách nhiệm bổ sung, để công ty có thể chứng minh thêm rằng chúng có thế tiếp cận một cách nhanh chóng và triệt để bất kỳ vấn đề bảo mật nào.

 

Theo các chuyên gia của Kaspersky, vì xã hội đang ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ thông tin, các cuộc tấn công mạng cũng trên đà tăng cao. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và sự mở rộng của các mối đe dọa, Kaspersky Lab tin rằng tăng cường hợp tác để bảo vệ không gian mạng là điều quan trọng hơn bao giờ hết.

 

Nhóm chuyên gia Kaspersky chia sẻ: “Niềm tin rất quan trọng trong an ninh mạng, nên sự tin tưởng nên là nền tảng của bất kỳ sự hợp tác nào giữa những đơn vị tìm kiếm để bảo vệ các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa mạng. Tuy nhiên, Kaspersky Lab cũng nhận ra rằng sự tin tưởng không phải là một điều có thể cho đi, mà nó là kết quả thu được từ một cam kết liên tục với sự minh bạch và trách nhiệm”

 

Công ty cũng nhấn mạnh “Sáng kiến minh bạch toàn cầu” là một sự khẳng định lại cam kết đối với việc thu thập và duy trì lòng tin của khách hàng và đối tác. Theo đó, giai đoạn ban đầu của Sáng kiến minh bạch toàn cầu bao gồm: bắt đầu đánh giá độc lập về mã nguồn của công ty vào Q1/2018 với những đánh giá tương tự về các cập nhật phần mềm của công ty và các quy tắc phát hiện mối đe dọa để theo dõi. Cũng trong Q1/2018, Kaspersky sẽ bắt đầu một đánh giá độc lập về các quy trình vòng đời phát triển an toàn của công ty, và chiến lược giảm thiểu rủi ro cho phần mềm và chuỗi cung ứng.

 

Việc phát triển các kiểm soát bổ sung để quản trị hoạt động xử lý dữ liệu của công ty phối hợp với một bên độc lập có thể chứng minh sự tuân thủ của công ty với các kiểm soát trong năm 2018. Cùng với đó là sự hình thành 3 Trung tâm minh bạch toàn cầu, với kế hoạch thiết lập dự án đầu tiên trong năm 2018, nhằm giải quyết bất kỳ vấn đề an ninh nào với khách hàng, đối tác đáng tin cậy và các bên liên quan của chính phủ. Các trung tâm đồng thời sẽ là cơ sở để các đối tác đáng tin cậy tiếp cận các bài đánh giá về mã của công ty, cập nhật phần mềm và quy tắc phát hiện mối đe dọa, cùng với các hoạt động khác. Các Trung tâm minh bạch sẽ được mở ra ở Châu Á, Châu Âu và Mỹ trước năm 2020.

 

Trong giai đoạn đầu, dự kiến vào cuối năm 2017, Kaspersky dự định sẽ tăng tiền thưởng chương trình Bug Bounty lên đến 100,000 USD cho những lỗ hổng nghiêm trọng nhất được tìm thấy trong chương trình Coordinated Vulnerability Disclosure của công ty, nhằm khuyến khích các nhà nghiên cứu bảo mật độc lập thêm vào các nỗ lực phát hiện và giảm thiểu rủi ro của công ty.

 

Ngoài ra, Kaspersky Lab cũng bày tỏ mong mong muốn được tham gia với các bên liên quan và cộng đồng an ninh thông tin để xác định giai đoạn tiếp theo của sáng kiến, bắt đầu từ nửa sau năm 2018, nên bao gồm những gì.

 

Eugene Kaspersky - Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Kaspersky Lab chia sẻ: “Sự phân chia mạng chỉ có lợi cho tội phạm mạng. Sự hợp tác lỏng lẻo giữa các quốc gia sẽ giúp những kẻ xấu trong hoạt động của chúng và làm cho sự hợp tác nhà nước - tư nhân không hoạt động đúng nghĩa. Internet được tạo ra để kết nối mọi người và chia sẻ kiến thức. An ninh mạng không có biên giới nhưng những nỗ lực nhằm đưa ranh giới quốc gia vào không gian mạng lại có tính phản tác dụng và cần phải dừng lại. Chúng ta cần phải thiết lập lại niềm tin trong mối quan hệ giữa các công ty, chính phủ và công dân. Đó là lý do chúng tôi đưa ra sáng kiến minh bạch toàn cầu, cho thấy cách chúng tôi hoàn toàn cởi mở và minh bạch như thế nào. Chúng tôi không có gì để giấu diếm. Và tôi tin rằng chúng ta sẽ có thể vượt qua sự nghi ngờ và ủng hộ cam kết của Kaspersky để bảo vệ người dân ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới”.

517Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
517
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).