Chế Tạo Gan Heo Đã Thành Công Trong Phòng Thí Nghiệm

28 Tháng Mười Một 20171:08 SA(Xem: 6396)
Chế Tạo Gan Heo Đã Thành Công Trong Phòng Thí Nghiệm
Chế Tạo Gan Heo Đã Thành Công Trong Phòng Thí Nghiệm

Với việc dùng nội tạng của heo như một nền tảng để tạo ra cơ quan mới, các nhà khoa học đang thắp lên hy vọng về tương lai, khoa học có thể sản xuất hàng loạt và không giới hạn những bộ phận phục vụ cho cấy ghép như tim, phổi và gan.

 

Trong nỗ lực nhằm giải quyết một trong những vấn đề khó khăn nhất của y học hiện đại là tình trạng thiếu nội tạng hiến tặng, các nhà nghiên cứu đã không ngừng nghĩ ra các giải pháp để tự tạo ra cơ quan thay vì đứng yên chờ đợi. Trong đó, một số hướng tiếp cận phổ biến nhất có thể kể đến như phát triển cơ quan trong phòng thí nghiệm từ tế bào gốc, thay đổi thuộc tính của nội tạng heo bằng công nghệ di truyền để mang tính chất của nội tạng người với tiềm năng cấy ghép vào cơ thể người mà không bị hệ miễn dịch đào thải. Đến khoảng cuối tháng 11/2017, các nhà nghiên cứu nghĩ ra một giải pháp mới lấy cảm hứng từ cả 2 cách.

 

Hướng giải quyết mới bắt đầu từ cơ quan lấy ở cơ thể của một con heo khoẻ mạnh, sau đó loại bỏ các tế bào heo ra ngoài, để lại một bộ khung protein mang hình dáng của cơ quan. Kỹ thuật mới có tên “decel/recel” (loại bỏ/tái lấp đầy tế bào) đã được thử nghiệm nhiều lần, nhưng chủ yếu với các cấu trúc nhỏ hoặc mỏng như da, vì việc thực hiện trên cơ quan lớn hơn là chuyện không hề dễ dàng. Tuy nhiên, một kỹ thuật mới phát triển bởi Miromatrix – công ty công nghệ sinh học ở Mỹ – có thể giúp giải quyết vấn đề khi tuyên bố đã sản xuất thành công gan theo cách này.

 

Tính đến tháng 11/2017, nhóm các chuyên gia tại Miromatrix chỉ tạo ra gan hoàn chỉnh với tế bào heo chứ chưa phải tế bào người. Tuy nhiên, tín hiệu tốt ở bước đầu tiên cũng đồng nghĩa với việc gan tạo ra có thể cấy ghép cho heo mà không bị phản ứng bởi hệ miễn dịch. Quá trình khử hoá tế bào (decellularise) toàn bộ gan được thực hiện bằng cách bơm chất tẩy rửa thông qua mạng lưới các mạch máu của cơ quan, do dó, đảm bảo nó có thể chạm đến mọi ngóc ngách và tạo ra một cơ quan đủ ‘sạch sẽ’ để cấy ghép cho cá thể khác. Tế bào sống của cơ quan ban đầu đều bị loại bỏ và chỉ giữ lại cấu trúc protein tạo nên hình dáng của cơ quan. Với gan heo, quá trình diễn ra trong 24 giờ.

 

Bộ vỏ sau đó được tái sử dụng bằng cách bơm vào tế bào mới cũng qua mạch máu. Có 3 loại tế bào trong gan, bao gồm tế bào gan, tế bào thành mạch máu và tế bào ống mật; tất cả đều di chuyển về đúng vị trí vốn có của nó trong bộ khung. Jeff Ross đến từ Miromatrix, cùng các cộng sự đã bắt đầu thử nghiệm kỹ thuật mới với tế bào người. Bước đầu, nhóm các nhà khoa học đã bơm tế bào lấy từ dây rốn người vào bộ khung protein gan. Khi bộ khung được ghép vào cơ thể heo, các mạch máu vẫn sống sót, cho phép máu lưu thông và chỉ dừng hoạt động khi nó bị hệ miễn dịch của heo đào thải.

 

Hiện nhóm của Jeff Ross đang làm việc để tái sử dụng bộ khung protein với tế bào gan và ống mật của người, dự định sẽ cấy ghép vào heo ở thời điểm cuối năm 2017. Trong vòng 3 năm tiếp theo, nhóm kỳ vọng phương pháp sẽ đủ hoàn hảo để tạo ra gan có thể cấy ghép bằng cách sử dụng tế bào gan lấy từ cơ quan hiến tặng nhưng không có trạng thái tốt để cấy ghép. Liên quan đến lĩnh vực, những vụ bê bối trong thời gian qua đã khiến cho các nghiên cứu về sản xuất nội tạng gặp khá nhiều trở ngại. Tại Viện Karolinska ở Thuỵ Điển, bác sĩ phẫu thuật Paolo Macchiarini đã cấy ghép khí quản nhân tạo vào cơ thể bệnh nhân mà chưa trải qua các thử nghiệm về độ an toàn. Trong số những người tham gia phẫu thuật, có những trường hợp khí quản không hoạt động, và cũng có trường hợp bệnh nhân không qua khỏi.

54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).