Đức Sẽ Phạt Các Công Ty Mạng Xã Hội Để Người Dùng Có Phát Ngôn Thù Hận

05 Tháng Giêng 201812:53 SA(Xem: 6771)
Đức Sẽ Phạt Các Công Ty Mạng Xã Hội Để Người Dùng Có Phát Ngôn Thù Hận
Đức Sẽ Phạt Các Công Ty Mạng Xã Hội Để Người Dùng Có Phát Ngôn Thù Hận

Khoảng đầu tháng 01/2018, theo quy định mới của chính phủ Đức, có hiệu lực từ đầu năm 2018, các dịch vụ mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter… sẽ phải chịu khoản phạt lên tới 60 triệu USD nếu để người dùng có những phát ngôn thù hận nhằm vào nhau.

 

Trong nỗ lực làm trong sạch mạng xã hội, Chính phủ Đức đã đưa vào thực thi đạo luật nhằm ngăn chặn ngôn từ thù hận trên mạng xã hội. Theo đó, các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội như có trên 2 triệu người dùng như Facebook, Youtube, Twitter hay Reddit, Tumblr, Vimeo, Flickr… đều sẽ phải có trách nhiệm kiểm soát thông tin và ngăn chặn những phát ngôn gây thù hận đồng thời xóa chúng đi trong 24 giờ. Hoặc các nhà cung cấp sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 60 triệu USD.

 

Đạo luật Netzwerkdurchsetzungsgesetz (NetzDG) được thông qua giữa năm 2017, nhưng chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2018, sau 2 tháng gia hạn để các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phát triển các công cụ ngăn chặn phát ngôn gây thù hận.

 

Nhưng đạo luật mới của Đức cũng bắt đầu gặp phải sự phàn nàn. Để tránh khoản phạt từ chính phủ, các nền tảng mạng xã hội mạnh tay khóa nhiều tài khoản, bao gồm các tạp chí châm biếm. Hiệp hội Báo chí Đức DJV cũng đã cảnh báo về tình trạng khi đạo luật được thông qua trong năm 2017, đồng thời tuyên bố sẽ làm việc với chính phủ để giải quyết vấn đề.

 

Đức là quốc gia có những đạo luật vô cùng nghiêm khắc nhằm xử lý tội phỉ báng, kích động tội phạm hay đe dọa bạo lực. Với đạo luật mới, Twitter, Facebook hay các nền tảng truyền thông xã hội khác, đều đang nỗ lực thích ứng nhằm tránh được nguy cơ bị phạt tiền. Nên không loại trừ khả năng họ sẽ ra tay chặn các tài khoản dù chúng chưa thực sự đáng bị chặn.

 

Luật mới của Đức có hiệu lực trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đang đau đầu giải quyết tình trạng ngôn từ kích động và tin tức giả mạo, hiện đang phát triển mạnh mẽ và trong tình trạng thiếu kiểm soát. Nhiều quốc gia đang nỗ lực xóa bỏ, đồng thời gây áp lực buộc các nền tảng mạng xã hội phải kiểm soát thông tin.

 

Phản ứng trước luật mới của Đức, người phát ngôn YouTube cho biết nền tảng chia sẻ video của hãng đang triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn phát ngôn gây thù nghịch không chỉ ở Đức mà còn trên phạm vi toàn cầu. YouTube sẽ đầu tư mạnh để phát triển các nhóm phụ trách và tạo ra công cụ mới để ngăn chặn hiệu quả các nội dung vi phạm. Hãng cũng khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ với các chính quyền để các biện pháp ngăn chặn hiệu quả hơn.

521Vote
41Vote
31Vote
20Vote
10Vote
4.923
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).