Samsung Đã Chi Tiêu Vốn Đến 44 Tỷ USD Trong Năm 2017

12 Tháng Giêng 20181:21 SA(Xem: 5393)
Samsung Đã Chi Tiêu Vốn Đến 44 Tỷ USD Trong Năm 2017
Samsung Đã Chi Tiêu Vốn Đến 44 Tỷ USD Trong Năm 2017

Trong năm 2017, hãng công nghệ Samsung đã tiêu tiền vào chi tiêu vốn nhiều hơn bất kỳ công ty đại chúng nào. Theo đó, Samsung Electronics Co. đã chi tiêu nhiều hơn vào chi phí đầu tư trong năm 2017, chứng tỏ các công ty công nghệ và viễn thông đang thúc đẩy đầu tư vào sản xuất.

 

Theo S&P Global Market Intelligence, Samsung đã chi ra 44 tỷ USD vào năm 2017, tăng gần gấp đôi các khoản đầu tư vào các cơ sở sản xuất các sản phẩm bán dẫn, màn hình và các sản phẩm khác. Con số lớn hơn cả tổng khoản tiền mà Royal Dutch Shell PLC và Exxon Mobil Corp, vốn là 2 nhà đầu tư lớn nhất, và nhiều hơn 50% so với khoản tiền 29 tỷ USD mà PetroChina đã chi trong năm 2017.

 

Vai trò trung tâm của Samsung trong chuỗi cung ứng công nghệ đã được củng cố, công ty ước tính lợi nhuận hoạt động trong Q4 là 15.1 tỷ USD. Điều này đánh dấu quý thứ 3 liên tiếp Samsung đã phá vỡ kỷ lục thu nhập của hãng, ngay cả khi lãnh đạo Lee Jae-yong bị tù giam sau phiên xử tham nhũng tại Hàn Quốc.

 

Theo Goldman Sachs, các khoản chi lớn của Samsung cho thấy công ty đang sẵn sàng đầu tư vào phát triển sản xuất trong tương lai. Năm 2017 đã đặt kết thúc cho 4 năm tụt giảm toàn cầu. Các công ty công nghệ được dự kiến là sẽ tăng cường đầu tư nhiều nhất.

Sự gia tăng của các sản phẩm công nghệ kết nối Internet và của nhu cầu sản xuất linh kiện siêu nhỏ đã thúc đẩy Samsung tăng cường đầu tư. Các tiến bộ trong công nghệ trí tuệ nhân tạo AI cũng đòi hỏi phải có các trang trại máy chủ dữ liệu khổng lồ, với sức mạnh tính toán và chip máy tính ưu việt.

 

Henrich Greve, giáo sư kinh doanh tại INSEAD, Singapore, cho biết: “Thông thường, chúng ta sẽ nghĩ những thứ càng lớn sẽ càng tốn kém. Nhưng với công nghệ, có nhiều thứ mà rất rất nhỏ nhưng lại rất tốn kém nhiều hơn”

 

Sự phát triển công nghệ trong những năm qua đã khiến cho Samsung, nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, phải đầu tư mạnh hơn. Samsung hiện cũng là nhà cung cấp cho các công ty như Apple, Dell, HP, và Sony,..., do các công ty cần những bộ phận từ Samsung để sản xuất smartphone, laptop và TV.

 

Avril Wu, giám đốc nghiên cứu tại DRAMeXchange, cho biết: “Samsung không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đầu tư như vậy. Họ vẫn sẽ phải đầu tư để đảm bảo có thêm thị phần”. Tuy nhiên, các khoản chi tiêu vốn không có nghĩa rằng công ty đang tạo ra việc làm, vì các công việc tại các nhà máy thường được tự động hoá, và phần lớn các khoản đầu tư vào viễn thông không đòi hỏi nhiều nhân lực sau khi các tháp mạng được xây dựng

 

Các công ty công nghệ và viễn thông Mỹ là những công ty có chi tiêu vốn cao nhất. Theo ước tính của S&P Global Market Intelligence, các công ty lớn trong ngành viễn thông Mỹ như AT&T Inc. và Verizon Communications Inc., cùng với Apple, công ty mẹ Alphabet của Google, và Intel đều nằm trong số 25 nhà đầu tư lớn nhất.

 

Rajiv Biswas, chuyên gia kinh tế của khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit cho biết, sự gia tăng đầu tư gắn liền với sự gia tăng đột biến số lượng các thiết bị kết nối Internet, bao gồm smartphone và các thiết bị đeo ngoài, dự kiến sẽ đạt đến con số 73 tỷ vào năm 2025.

 

Theo báo cáo của Goldman hồi tháng 10/2017, sau 4 năm giảm, chi phí vốn toàn cầu tăng lên vào năm 2017, và đang trên đà tăng lên 3.2% trong 3 năm tiếp theo. Ngành công nghệ dự kiến sẽ dẫn đầu với lượng tăng hàng năm khoảng 10% từ năm 2017 đến năm 2020.

 

Khoản đầu tư 44 tỷ USD của Samsung sẽ phần lớn hướng tới việc thúc đẩy sản xuất màn hình điện thoại và chip bộ nhớ. Theo các chuyên gia, sự thiếu hụt chip bộ nhớ gần đây đã khiến giá cả tăng đáng kể, và điều đó đã tạo cho Samsung một vị thế lớn trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu, vị thế mà họ không được lạm dụng.

 

CW Chung, một nhà phân tích của Nomura ở Seoul cho biết: “Samsung đang hành xử như một ngân hàng trung ương. Họ phải tránh cả lạm phát và giảm phát. Samsung muốn tránh tình trạng thiếu hụt hoặc cung cấp dư thừa”. Phát ngôn viên của Samsung từ chối bình luận thêm ngoài những gì công ty đã tiết lộ công khai.

 

Theo DRAMeXchange, trong hai năm qua, giá của 2 loại chip bộ nhớ NAND và DRAM đã tăng lên hơn gấp đôi. Samsung kiểm soát gần 50% số chip DRAM trên thị trường và hơn 1/3 số chip NAND. Tuy nhiên, các nhà phân tích có nhiều ý kiến trái chiều về vị thế của Samsung trong thị trường chip bộ nhớ. Morgan Stanley hạ bậc Samsung trong tháng 11/2017, mong đợi là giá chip sẽ giảm trong năm 2018.

 

Hồi tháng 10/2017, Samsung cho biết khoảng 2/3 chi phí vốn năm 2017 được dành cho các sản phẩm bán dẫn và 1/3 cho màn hình hiển thị, nhưng ngoài ra, công ty không cung cấp thêm các thông tin chi tiết. Công ty chỉ cho biết sẽ chi ra 14.4 nghìn tỷ won (khoảng 13.5 tỷ USD) vào nhà máy chip NAND mới ở thành phố Pyeongtaek vào năm 2021, đồng thời đầu tư 6 nghìn tỷ Won vào dây chuyền sản xuất bán dẫn mới ở Hwaseong. Samsung không chia sẻ thêm thông tin chi tiết về thời gian hay sản phẩm. Hãng cũng sẽ bổ sung dây chuyền sản xuất cho nhà máy NAND ở Tây An, Trung Quốc, dù hiện vẫn chưa đưa ra bất kỳ chi tiết nào.

58Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
58
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).