2018: Ranh Giới Của VR Và AR Sẽ Dần Xóa Nhòa

15 Tháng Giêng 20181:40 SA(Xem: 7501)
2018: Ranh Giới Của VR Và AR Sẽ Dần Xóa Nhòa
2018 - Ranh Giới Của VR Và AR Sẽ Dần Xóa Nhòa

Theo Michael Abrash, trưởng bộ phận nghiên cứu của Oculus, nhân loại nên chuẩn bị cho một thế giới của AR - công nghệ tăng cường thực tế sẽ len lỏi đến mọi ngóc ngách trong cuộc sống thường nhật. VR rất tốt nhưng rất tiếc nó không phải là tương lai.

 

Tại hội nghị F8 diễn ra hồi tháng 04/2017, Abrash cho biết: “Không cần biết VR có tốt tới đâu, liệu bao nhiêu người sẽ có thể cảm thấy thoải mái khi tương tác xã hội với một ai đó mà họ không thể thấy tận mắt ngoài đời, và sự chấp nhận của xã hội là một yêu cầu tuyệt đối đối với bất cứ thứ gì mà chúng ta đeo khi đi ra ngoài”

 

Dù VR có khả năng liên kết con người với nhau xuyên lục địa, truyền tải những trải nghiệm cảm xúc mạnh mẽ theo một cách đắm chìm hơn nhưng những chiếc kính đeo đầu cồng kềnh và không đẹp mắt. Phần cứng VR thường có quai đeo và hệ thống thấu kính, màn hình rất dày đã chia tách vật lý người dùng và thế giới thật. Việc đeo một chiếc kính VR giống như tự nguyện bịt mắt, cảm giác không dễ chịu, dễ bị tổn thương và trông khá kỳ quặc.

 

Làm thế nào để một sản phẩm khiến người dùng cảm nhận được là điều rất khó để định lượng, chưa kể đến chuyện thiết kế. Tuy nhiên, đây là khía cạnh rất quan trọng tạo nên sự thành công của bất kỳ sản phẩm nào. Oculus biết điều này, Facebook biết và nhiều nhà sản xuất công nghệ lớn khác như Google, Apple và HTC đều biết. Đây cũng là một lý do khiến AR mới là tương lai thay vì VR.

 

Abrash cho biết: “Chúng ta đều biết thứ chúng ta thật sự muốn: những chiếc kính AR. Nhưng chúng vẫn chưa có mặt và khi chúng xuất hiện, chúng sẽ là một trong những công nghệ làm thay đổi thế giới trong 50 năm tiếp theo”. Nhưng điều này không có nghĩa là VR sẽ sớm biến mất trên thị trường. Thực tế, các nhà sản xuất VR lớn đã bắt đầu chuẩn bị cho một tương lai mà ranh giới giữa VR và AR sẽ bị xóa nhòa. Khi đó, những chiếc kính đeo đầu bằng nhựa dày sẽ biến thành cặp kính mắt với tròng kính trong suốt, lịch sự, có khả năng trình chiếu thế giới ảo đè lên thế giới thật trước mắt, cùng với tùy chọn có thể chặn thế giới thật hoàn toàn để mang lại trải nghiệm đắm chìm hơn.

 

Trong năm 2017, VR đã chứng minh vị thế khi ngành công nghiệp được kỳ vọng sẽ tạo ra lợi nhuận đến 2.2 tỷ USD, và hiện có 3 dòng kính thực tế ảo phổ thông trên thị trường. Điều đáng chú ý là Sony hiện đang dẫn đầu với 2 triệu chiếc kính PlayStation VR được bán ra kể từ khi công bố hồi cuối năm 2017, vượt qua cả doanh số bán của Oculus VR và HTC Vive, chiếm 50% phị phần tính đến Q3/2017, trong khi Oculus Rift nắm 21% và HTC Vive giảm xuống còn 16%.

 

Tuy nhiên, doanh số bán VR trên các hệ máy console hay máy tính vẫn không thể cạnh tranh với doanh số của các thiết bị VR cho điện thoại di động như Google Cardboard, Daydream View hay Samsung Gear VR. Google đã bán ra được hơn 10 triệu chiếc Cardboard kể từ năm 2014, và doanh số của Daydream cũng đạt từ 2 đến 3.5 triệu chiếc bán ra trong năm 2017. Trong khi đó, Samsung cũng đang trên đà tăng trưởng rất tốt với 6.7 triệu chiếc Gear VR được bán ra trong năm 2017.

 

Vì sao kính VR cho điện thoại lại bùng nổ, một trong những lý do là khả năng tiếp cận của người tiêu dùng đối với smartphone cao hơn so với HTC Vive hay Oculus Rift. Vive và Rift không chỉ có giá bán cao, chẳng hạn Daydream View có giá chỉ 100 USD trong khi Rift đến 400 USD, để sử dụng đòi hỏi người dùng phải đầu tư những chiếc máy tính có cấu hình đủ mạnh, nên chi phí ban đầu để trải nghiệm VR có thể lên hàng nghìn đô.

 

Nhưng tất cả có thể sẽ thay đổi trong thời gian tới, khi thế hệ kính VR thứ 2 sắp ra mắt thị trường. Những chiếc kính thế hệ mới sẽ ít dây hơn, và cũng có thể hoạt động độc lập mà không cần đến máy tính.

 

Hiện Oculus đang phát triển 2 chiếc kính VR độc lập, bao gồm Go và dự án Santa Cruz. Trong đó, Go là một chiếc kính VR không dây có giá bán từ 200 USD, dự kiến sẽ ra mắt vào đầu năm 2018. Còn Santa Cruz là một dự án đầy tham vọng của Oculus nhằm tạo ra một chiếc kính VR chạy độc lập với đầy đủ các tính năng theo dõi vị trí và mang lại 6 góc độ tự do DoF, cho phép người đeo chuyển động tự nhiên hơn trong không gian kĩ thuật số. Santa Cruz dự kiến sẽ được chuyển đến tay các lập trình viên vào cuối năm 2018.

HTC và Sony cũng đang chuẩn bị cho thế hệ VR thứ 2. HTC có Vive Focus - một chiếc kính đeo 6 DoF tương tự như Santa Cruz, đã được hãng ra mắt với giá 600 USD. Trong khi đó, Sony âm thầm cải tiến chiếc kính PlayStation VR và phát hành phiên bản cập nhật hỗ trợ HDR tại Nhật hồi tháng 10/2017 nhưng vẫn dùng dây. Google đang hợp tác với HTC Vive và Lenovo để phát triển 2 chiếc kính hoạt động độc lập.

 

Dù không còn nhiều dây như các phiên bản kính VR trước, nhưng loạt kính thế hệ 2 vẫn to và bít, chắn toàn bộ tầm nhìn thực tế của người dùng. Chúng vẫn thiếu sự lịch sự khi đeo và khiến những hãng công nghệ lớn như Apple vẫn chưa có ý định tham gia. Apple vẫn chưa thể hiện mong muốn phát triển phần cứng VR dù đã có nhiều nguồn tin cho rằng hãng đang nghiên cứu một chiếc kính AR dự kiến ra mắt vào năm 2019. CEO Tim Cook từng chia sẻ: “Cá nhân tôi nhìn nhận tăng cường thực tế có tiềm năng lớn hơn so với thực tế ảo, khả năng là vì nó cho phép người dùng ngồi đó và hiện hữu thực sự khi nói chuyện với nhau, nhưng đồng thời có thêm các yếu tố trực quan để cả 2 người có thể nhìn thấy”

 

Không như Apple, Microsoft không ngại đưa các sản phẩm thử nghiệm đến với công chúng. Tuy nhiên, sự hiện diện của Microsoft trên thị trường VR vẫn chưa nhiều, hãng chỉ cung cấp hay chính xác hơn là giới thiệu một số mẫu kính VR được gọi là Mixed Reality MR do các đối tác phát triển dành riêng cho hệ sinh thái Windows. Microsoft có chiến lược khá rõ ràng với MR, loại thiết bị kết hợp giữa những đặc điểm của AR và VR, tạo ra nền tảng cho cả 2 hệ sinh thái để tồn tại song song. Trong tương lai gần, có vẻ như Microsoft quan tâm nhiều hơn về AR khi vẫn tập trung vào HoloLens.

 

HoloLens là chiếc kính AR đắt tiền nhất hiện nay với mức giá 3,000 USD, được Microsoft công bố từ năm 2015. HoloLens chủ yếu hướng đến thị trường doanh nghiệp, hiện đang được bán tại 39 quốc gia và được sử dụng bởi rất nhiều công ty lớn như Ford và tập đoàn ThyssenKrupp của Đức với 670 công ty con. Thế hệ HoloLens tiếp theo dự kiến sẽ được ra mắt vào năm 2019, và được cho là sẽ tích hợp hệ thống AI tiên tiến giúp cải thiện năng lực nhận diện giọng nói và vật thể.

 

Magic Leap cũng đã âm thầm phát triển kính AR trong nhiều năm, và đã lên kế hoạch ra mắt chiếc kính MR đầu tiên là Magic Leap One vào năm 2019. Phiên bản hoàn thiện của chiếc kính mới sẽ nhỏ gọn hơn nhiều so với những chiếc kính VR hay AR hiện có trên thị trường, nhưng nhìn chung vẫn sẽ khá lạ kỳ khi người dùng đeo đi ra ngoài.

 

Nếu thị trường phần cứng AR phát triển chậm, mảng phần mềm ngược lại đang phát triển bùng nổ trong những năm qua. Những ứng dụng khai thác AR như Pokemon GO đã góp phần đưa AR đến với người dùng phổ thông, và mang lại sự hình dung cơ bản cho về một thế giới số nơi thực ảo được lồng ghép vào nhau như thế nào. Các công ty lớn cũng tạo điều kiện cho AR phát triển, Apple ra mắt ARKit cho phép lập trình viên phát triển ứng dụng AR cho iOS, Google cũng đã có ARCore, Microsoft có Mixed Reality Capture Studios và Mixed Reality Academy.

 

Ngoài phần mềm, những cải tiến về AR cũng đã được đưa vào các thiết bị di động. Với thế hệ iPhone và Pixel mới, Apple và Google đều nhấn mạnh về những khả năng của AR trên điện thoại với một loạt các ứng dụng mua sắm, giải trí, dịch thuật và game. Facebook cũng đang tiến hành tích hợp AR vào các nền tảng của hãng, đồng thời ra mắt mạng xã hội thực tế ảo Spaces.

 

Dù VR và AR phát triển theo 2 con đường khác nhau, nhưng cả 2 đều đi đến một kết luận đó là sự kết hợp giữa VR và AR giúp con người trở nên thông minh hơn, mở rộng những khả năng và hiểu biết nhiều hơn. Cũng tương tự với tham vọng của Microsoft đối với Mixed Reality.

 

Tương lai của AR hay MR đều gắn bó chặt chẽ với tương lai của trí thông minh nhân tạo AI. Khi ngành công nghiệp AI tiến bộ hơn, các lập trình viên sẽ có thể đưa nhiều tính năng xử lý của AI hơn vào những chiếc kính nhỏ gọn hơn. Khi đó, người dùng sẽ khó mà phân biệt được giữa tầm nhìn thực và tầm nhìn AR.

 

Abrash kết luận: “Trong 20 đến 30 năm tiếp theo, tôi đoán rằng thay vì đem chiếc smartphone đi khắp nơi, người dùng sẽ đeo những chiếc kính hiện đại, tối tân. Chúng sẽ mang lại trải nghiệm VR, AR hay hỗn hợp, và người dùng có thể đeo nó cả ngày, sử dụng trong mọi khía cạnh cuộc sống. Sự khác biệt giữa AR và VR sẽ biến mất”

58Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.99
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).