Việc lấy máu xét nghiệm, nhất là với các bệnh nhân bị tiểu đường, lấy máu mao mạch luôn là điều gây khó chịu trong quá trình điều trị. Khoảng giữa tháng 03/2018, các nhà nghiên cứu tại đại học Glasgow đã tạo ra 1 loại cảm ứng đủ các chức năng đo lượng pH trong mồ hôi, với mục đích xa hơn là giúp các bệnh nhân không còn phải trải qua quá trình lấy máu qua đầu ngón tay.
Bộ cảm biến mới có diện tích chỉ 10x10mm, có khả năng co dãn theo các cử động thông thường kéo dài đến mức 53% mà không gây ảnh hưởng đến hoạt động hay bị tuột khỏi da của người dùng. Theo các nhà nghiên cứu, mồ hôi của con người cũng có chứa đầy đủ các thông tin về mặt sinh lý giống như máu, nên nếu thành công, việc sử dụng mồ hôi trong các xét nghiệm sẽ đem lại nhiều lợi ích, đặc biệt là việc người được làm xét nghiệm không còn phải bị châm kim vào người để lấy máu đi xét nghiệm. Nhóm nghiên cứu còn hướng tới xa hơn, tìm cách tích hợp lên những xét nghiệm khác như đo lượng glucose, nước tiểu và phân... tất cả vào 1 hệ thống phân tích hoàn chỉnh với kích cỡ chỉ bằng 1 con tem thông thường.
Ngoài việc không phải lấy máu, ưu điểm của phương pháp mới còn là sự độc lập trong hoạt động của nó, không cần phải keo để dính lên cơ thể, giảm thiểu những khả năng gây kích ứng da, sử dụng công nghệ RFID để loại bỏ các hệ thống cồng kềnh và ngốn điện như cách công nghệ Bluetooth đang sử dụng. Hệ thống sẽ có thể truyền dữ liệu mà không cần nguồn điện ngoài, dữ liệu sẽ được truyền về 1 phần mềm được viết riêng cho thiết bị có tên là SenseAble.
- Từ khóa :
- công nghệ RFID
- ,
- Xét Nghiệm
- ,
- SenseAble
- ,
- Mồ Hôi
Gửi ý kiến của bạn