Mark Zuckerberg Chịu Áp Lực Trước Các Chính Phủ Vì Vụ Việc Vi Phạm Dữ Liệu

21 Tháng Ba 20181:47 SA(Xem: 4853)
Mark Zuckerberg Chịu Áp Lực Trước Các Chính Phủ Vì Vụ Việc Vi Phạm Dữ Liệu
Mark Zuckerberg Chịu Áp Lực Trước Các Chính Phủ Vì Vụ Việc Vi Phạm Dữ Liệu

Khoảng giữa tháng 03/2018, các quan chức chính phủ ở Mỹ và Châu Âu đang yêu cầu câu trả lời từ Facebook, sau khi có nhiều báo cáo cho rằng Cambridge Analytica, một công ty quảng cáo-dữ liệu có nhiều hoạt động trong cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2016, đã giữ lại thông tin của hàng chục triệu người dùng Facebook mà không có sự đồng ý từ phía người dùng.

 

Đã có nhiều lời phàn nàn gửi đến Facebook, yêu cầu công ty phải chịu trách nhiệm, và CEO Mark Zuckerberg đã phải gặp mặt các nhà chức trách. Từ trước đến nay, dù Facebook đã nhiều lần gặp phải các vụ việc tương tự, nhưng đây là lần đầu tiên chính CEO Zuckerberg phải họp mặt trực tiếp với các nhà lãnh đạo thế giới. Áp lực có thể cho thấy trong tương lai, sẽ có nhiều quy định kiểm soát trang mạng xã hội hơn.

 

Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar cho biết: “Rõ ràng rằng các nền tảng không thể tự mình kiểm soát được. Họ nói rằng hãy tin họ. Mark Zuckerberg sẽ cần phải làm chứng trước Toà án Nhân quyền Thượng viện”. Bộ trưởng tư pháp Massachusetts Maura Healley cũng đã bắt đầu thực hiện một cuộc điều tra riêng.

 

Theo trang New York Times, một vị giáo sư đã sử dụng công cụ hội nhập của Facebook để yêu cầu mọi người ghi danh cho một “ứng dụng phân tích nhân cách” ông tự thiết kế cho mục đích giáo dục. Để làm bài kiểm tra, 270,000 người đã cho phép ứng dụng truy cập dữ liệu của mình và bạn bè thông qua Facebook, và đã làm lộ ra một mạng lưới với 50 triệu người. Loại truy cập không được các luật lệ của Facebook cho phép vào thời điểm đó. Tuy nhiên, sau đó, vị giáo sư còn tiếp tục vi phạm các điều luật của Facebook khi gửi thông tin đó Cambridge Analytica.

 

Facebook đã phát hiện ra vụ vi phạm vào năm 2015, và đã chặn truy cập của giáo sư. Hãng cũng đã yêu cầu Cambridge Analytica phải chứng nhận là đã xoá đi dữ liệu của người dùng. Sau đó, Facebook chỉ đình chỉ Cambridge ra khỏi hệ thống, với lý do là đã phát hiện ra rằng thông tin vẫn chưa được xoá. Phía Cambridge từ chối rằng đã có quyền truy cập vào dữ liệu người dùng, và cho biết đang làm việc với Facebook để tìm ra một giải pháp.

 

Một nhà nghiên cứu, người đã làm việc với vị giáo sư để phát triển ứng dụng, hiện đang là một nhân viên của Facebook, và đang được điều tra xem liệu anh có biết gì về vụ rò rỉ dữ liệu hay không. Những lời phủ nhận và trốn tránh trách nhiệm đã không khiến dư luận dịu đi. Damian Collins, nhà lập pháp người Anh, cho biết Zuckerberg hay một nhà quản lý cấp cao khác nên xuất hiện trước Ủy ban, vì từ trước đến nay, Facebook đã liên tục tạo ra một sự trấn an giả tạo, rằng các chính sách của Facebook luôn được kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả.

 

Theo nhà phân tích Daniel Ives từ GHB Insights, những tuần tiếp theo sẽ là thời khắc quyết định cho Facebook, để hãng có thể trấn an người dùng và các quan chức về các tiêu chuẩn nội dung và an ninh của nền tảng, để ngăn chặn các luật có thể được ban hành, gây ảnh hưởng đến kinh doanh quảng cáo của hãng.

 

Trong khi đó, Facebook cũng đang tìm cách để giải thích rằng những sai sót trong việc sử dụng dữ liệu người dùng là hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát của hãng, và điều đó không có nghĩa là vi phạm theo định nghĩa của Hội đồng Thương mại Liên bang.

 

Facebook không còn cho phép các nhà phát triển ứng dụng yêu cầu truy cập dữ liệu của bạn bè của người dùng. Tuy nhiên, theo Nuala O'Connor, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Trung tâm Dân chủ và Công nghệ, việc sử dụng thông tin không hợp lý đã làm nảy sinh những câu hỏi rằng, liệu các công ty có thể tin tưởng được đến mức nào trong việc bảo vệ thông tin cá nhân. Ông cho biết: “Dù việc lạm dụng dữ liệu không phải là điều mới, vấn đề quan trọng là cách mà những thông tin, tưởng chừng như rất nhỏ nhặt về các cá nhân, có thể được dùng để quyết định những thông tin được nhìn thấy và gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của họ một cách sâu sắc. Công nghệ truyền thông đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta, nhưng nếu không thể kiểm soát được thông tin của chính mình, chúng sẽ kiểm soát chúng ta”

57Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
57
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).