Trạm Không Gian Thiên Cung 1 Sẽ Lao Xuống Trái Đất Vào Khoảng Cuối Tháng 3, Đầu Tháng 4 Năm 2018

26 Tháng Ba 20181:27 SA(Xem: 5468)
Trạm Không Gian Thiên Cung 1 Sẽ Lao Xuống Trái Đất Vào Khoảng Cuối Tháng 3, Đầu Tháng 4 Năm 2018
Trạm Không Gian Thiên Cung 1 Sẽ Lao Xuống Trái Đất Vào Khoảng Cuối Tháng 3, Đầu Tháng 4 Năm 2018

Khoảng cuối tháng 03/2018, theo phân tích từ Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, Trạm vũ trụ Tiangong-1 (Thiên Cung 1) của Trung Quốc, được xác nhận đã bị mất kiểm soát từ năm 2016, đang lao về phía Trái Đất với tốc độ rất nhanh và sẽ đi vào bầu khí quyển Trái Đất vào khoảng từ ngày 30/03 - 02/04/2018.

 

Thiên Cung 1 được phóng lên không gian vào năm 2011, đóng vai trò như phòng thí nghiệm có thể ghép với tàu vũ trụ có người lái đầu tiên của Trung Quốc. Thiên Cung 1 đã thực hiện nhiều sứ mệnh khác nhau, nổi bật nhất chính là sự kiện phi hành gia nữ đầu tiên của Trung Quốc - Liu Yang được phóng lên đó vào năm 2012. Trong thời gian vận hành, trạm hoạt động ở quỹ đạo cách bề mặt Trái Đất khoảng 350 km, thấp hơn so với độ cao 400 km của Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.

 

Theo kế hoạch, sứ mệnh của Thiên Cung 1 chỉ kéo dài 2 năm, sau đó Trung Quốc sẽ đưa trạm vào chế độ ngủ. Ban đầu, giới chức Trung Quốc dự định sẽ dùng động cơ đẩy để đưa Thiên Cung 1 về lại bầu khí quyển Trái Đất một cách có kiểm soát. Nhưng vào tháng 03/2016, trải qua nhiều tháng phân tích, các chuyên gia của Trung Quốc xác nhận đã mất quyền kiểm soát với dự đoán trạm sẽ quay về Trái Đất theo cách không mong muốn vào cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018.

 

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên một sản phẩm khám phá không gian của con người bị mất kiểm soát và rơi trở về Trái Đất, nhưng chưa từng có báo cáo về thương tích. Hồi năm 1991, trạm vũ trụ Salyut 7 nặng 20 tấn của Liên Xô đâm xuống Trái Đất khi vẫn đang kết nối với tàu vũ trụ 20 tấn Cosmos 1686. Nó bốc cháy và tạo thành nhiều mảnh vỡ trên bầu trời thị trấn Capitán Bermúdez, Argentina. Năm 1979, trạm không gian Skylab nặng 77 tấn của NASA cũng lao về Trái Đất trong trạng thái mất kiểm soát, một số mảnh vỡ lớn rơi xuống vùng ngoài ô thành phố Perth, Úc.

 

Dựa vào thông tin quỹ đạo của Thiên Cung 1, các nhà khoa học cho rằng nó sẽ rơi xuống bề mặt Trái Đất ở khoảng nằm giữa 43 độ vĩ Bắc và 43 độ Nam. Dù phần lớn trạm vũ trụ sẽ bị đốt cháy trong bầu khí quyển, nhưng một số bộ phận nặng tới 100 kg vẫn có khả năng va chạm với bề mặt. Xác xuất có trường hợp tử vong do bị mảnh vỡ rơi trúng là 1/1 nghìn tỷ. Trong quá trình Thiên Cung 1 quay trở lại bầu khí quyển, tùy vào điều kiện thời tiết để có thể nhìn thấy nó bằng mắt thường hay không.

58Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
58
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).