Trạm Không Gian Thiên Cung 1 Đã Rơi Xuống Thái Bình Dương

02 Tháng Tư 20181:32 SA(Xem: 4818)
Trạm Không Gian Thiên Cung 1 Đã Rơi Xuống Thái Bình Dương
Trạm Không Gian Thiên Cung 1 Đã Rơi Xuống Thái Bình Dương

Khoảng đầu tháng 04/2018, Thiên Cung 1, trạm không gian bị mất kiểm soát của Trung Quốc, đã rơi xuyên qua khí quyển Trái Đất và hạ cánh xuống phía Nam Thái Bình Dương.

 

Theo đó, trạm không gian Thiên Cung 1 đã tiếp đất vào khoảng 8:16PM ngày 01/04/2018, chấm dứt 7 năm trôi nổi trên quỹ đạo Trái Đất, và may mắn là không có mảnh vỡ nào rơi xuống các khu vực dân cư.

 

Trước đó, vị trí rơi xuống cụ thể của Thiên Cung 1 vẫn chưa được khẳng định, và đây cũng là tình trạng chung đối với phần lớn các vụ rơi rác thải vũ trụ khác. Các máy theo dõi dù đã thu hẹp được khoảng thời gian dự kiến rơi xuống của Thiên Cung 1, nhưng vị trí rơi vẫn là một biến số. Thiên Cung 1 đã bay trong quỹ đạo thấp của Trái Đất với vận tốc khoảng 17,000 dặm/giờ (khoảng hơn 27,300km/h). Có nghĩa là nếu các dự báo chỉ cần chệch 1 giờ cũng đủ khiến Thiên Cung 1 tiếp đất ở cách nơi dự kiến ban đầu đến 27,300km.

 

Việc Thiên Cung 1 rơi xuống Thái Bình Dương đã chấm dứt hàng năm trời lo lắng khi các nhà nghiên cứu phải tính toán điểm rơi của nó. Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 đặc biệt nặng, và nhiều chuyên gia cho rằng các mảnh vỡ lớn của nó sẽ không cháy hết trong quá trình bay qua khi quyển Trái Đất. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng khả năng chúng rơi trúng con người là hầu như không có. Phần lớn Trái Đất được bao phủ với đại dương, và hầu như mọi vùng đất đều không có dân cư sinh sống, khiến khả năng ai đó bị Thiên Cung 1 rơi trúng đầu chỉ là 1/1 tỷ tỷ.

 

Thiên Cung 1 được phóng lên vũ trụ vào năm 2011, là trạm không gian có người đầu tiên của Trung Quốc. Đã có 2 phi hành đoàn lên làm việc tại Thiên Cung 1, trong đó có một nữ phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc. Nhưng phía Trung Quốc chỉ dự định để Thiên Cung 1 hoạt động trong vài năm, và ban đầu họ định sẽ bắn hạ Thiên Cung 1 và đẩy nó ra khỏi quỹ đạo bay để rơi xuống đại dương một cách an toàn. Trung Quốc còn dự định tiếp tục phóng Thiên Cung 2 lên thay thế Thiên Cung 1.

 

Tuy nhiên, vì Thiên Cung 2 chưa kịp hoàn thiện đúng thời hạn nên Thiên Cung 1 đành phải ở trên quỹ đạo thêm một thời gian. Năm 2016, cơ quan vũ trụ Trung Quốc thông báo với Liên Hiệp Quốc đã mất kiểm soát Thiên Cung 1, không còn gửi mệnh lệnh đến Thiên Cung 1 được nữa. Kết quả là, cũng như mọi thứ khác, khi độ cao của Thiên Cung 1 bị hạ dần xuống quỹ đạo thấp của Trái Đất, nó đã bắt đầu bị các hạt không khí va đập và xé nát, rồi dần rơi xuống và bốc cháy sau khi vào khí quyển Trái Đất.

 

Điều khiến mọi người lo lắng nhất về Thiên Cung 1 là nó quá nặng, đến 8.5 tấn. Nó còn rất đặc, nên sẽ không cháy rụi trong khí quyển. Thông thường, hầu hết các quốc gia và công ty liên quan đều có kế hoạch phá hủy tàu vũ trụ cỡ lớn khi chúng kết thúc vòng đời. Tuy nhiên, thường có những vụ vệ tinh hay tên lửa mất kiểm soát rơi xuống Trái Đất. Đây cũng không phải là lần đầu tiên một vật lớn như Thiên Cung 1 rơi xuống khí quyển mà không chịu sự điều khiển bên dưới. Tên lửa Nga Zenit, nặng gần bằng Thiên Cung 1, đã rơi xuống Trái Đất hồi tháng 01/2018. Hồi năm 2011, tàu vũ trụ Phobos-Grunt của Nga nặng hơn 13 tấn cũng rơi xuống Trái Đất sau khi thất bại trong việc bay lên Sao Hoả. Năm 1979, trạm vũ trụ Sky Lab của NASA nặng 71.4 tấn cũng rơi xuống Trái Đất một cách không kiểm soát.

51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).