Các Nhà Khoa Học Phát Triển Kính Áp Tròng Có Thể Phát Ra Tia Laser

07 Tháng Năm 20182:19 SA(Xem: 7072)
Các Nhà Khoa Học Phát Triển Kính Áp Tròng Có Thể Phát Ra Tia Laser
Các Nhà Khoa Học Phát Triển Kính Áp Tròng Có Thể Phát Ra Tia Laser
Các Nhà Khoa Học Phát Triển Kính Áp Tròng Có Thể Phát Ra Tia Laser

Khoảng đầu tháng 05/2018, nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu chế tạo lớp phim dẻo siêu mỏng với khả năng tự phát ra tia laser, và tích hợp thành công trên bộ kính áp tròng chuyên dụng. Bài báo cáo chi tiết về công nghệ mới đã được đăng tải trên tạp chí Nature Communications.

 

Về lý thuyết và hình ảnh, kính áp tròng mới có thể phóng ra những luồng tia laser mạnh mẽ từ đôi mắt người dùng đang đeo. Thực tế, chất tia laser phóng ra từ lớp phim có cường độ cực nhỏ và không đủ mạnh để gây ra bất cứ tổn thương nào. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu cho biết mục đích là để ứng dụng công nghệ mới vào các loại thẻ an ninh như mác quần áo điện tử, hay thậm chí là đóng vai trò máy quét mã vạch trong các cửa hàng, siêu thị. Cụ thể, lớp màng phim có chứa loại vật chất siêu mỏng, chưa đến 1/1.000 milimet, với độ dẻo cực cao, cho phép các nhà khoa học dễ dàng gắn vào giấy polyme và cả nhựa mềm – thường được dùng cho các loại kính áp tròng dẻo.

 

Neil Savage, một trong các nhà nghiên cứu của dự án cho biết tia laser sẽ được tạo ra nhờ một lớp lưới sắt siêu nhỏ gắn trên màng polyme. Bước sóng ánh sáng laser được tạo ra sẽ dao động từ 420 - 700nm tùy theo cấu trúc của lưới sắt và người dùng có thể hoàn toàn tự điều chỉnh theo nhu cầu.

 

Ngoài ra, cường độ của tia laser cũng chỉ rơi vào khoảng 1 nanowatt, tương đương với 1/1 tỷ watt, và không đủ để thắp sáng một bóng đèn cỡ nhỏ. Tuy nhiên, 1 nanowatt cũng đã đủ để có thể sử dụng trong các thiết bị máy quét laser và rất có thể sẽ mang đến nhiều thay đổi lớn trong lĩnh vực an ninh và bảo mật.

 

Để thử nghiệm công nghệ mới, các nhà nghiên cứu đã gắn lớp phim cho một bộ kính áp tròn và đeo vào mô hình cầu mắt với kích thước tương đương với thực tế cùng cấu trúc giống như mắt của con người. Nhóm nghiên cứu còn gắn lớp phim trên móng tay của một trong số các nhà nghiên cứu. Cả 2 lần thử nghiệm đều diễn ra thành công, và quan trọng hơn cả là vẫn đảm bảo an toàn đối với mắt người dùng khi được sử dụng trong điều kiện thực tế.

 

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định việc sản xuất đại trà lớp phim cũng không gặp nhiều khó khăn với điều kiện công nghệ hiện tại. Nhóm nghiên cứu cho biết: “Nhờ công nghệ in nano và máy in phun hữu cơ, chúng tôi hoàn toàn có thể dễ dàng sản xuất đại trà lớp màng phim laser với chi phí thấp”.

 

543Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
543
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).