DHS Đề Nghị Hủy Bỏ Chương Trình Visa Startup

30 Tháng Năm 201812:00 SA(Xem: 4332)
DHS Đề Nghị Hủy Bỏ Chương Trình Visa Startup
DHS Đề Nghị Hủy Bỏ Chương Trình Visa Startup
DHS Đề Nghị Hủy Bỏ Chương Trình Visa Startup

Khoảng cuối tháng 05/2018, Bộ An ninh nội địa Mỹ DHS đã chính thức đề nghị hủy bỏ chương trình thị thực startup, vốn được chính quyền Obama triển khai.

 

Trong văn bản gửi tới Công báo liên bang, Chính phủ Mỹ đã tuyên bố chương trình thị thực startup mang tính chất không thích hợp, không thực tế và sử dụng tài nguyên quốc gia không đảm bảo. DHS khẳng định quy định thiếu sự bảo vệ đầy đủ cho các nhà đầu tư và nhân công Mỹ, cũng như hoàn toàn không phù hợp với ưu tiên chính sách hiện tại của DHS.

 

Chính sách nhắm đến đối tượng doanh nhân nước ngoài tại Mỹ bằng việc cấp cho họ phương án thay thế cho các loại thị thực hiện tại. Các đối tượng người nước ngoài với kỳ vọng xây dựng doanh nghiệp phát triển nhanh chóng có thể nộp đơn xin "parole status" để làm việc tại Mỹ. Parole status thường chỉ được cấp cho cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo hoặc y tế.

 

Trong khi một số quốc gia như Pháp hay Canada có loại hình thị thực đặc biệt nhằm khuyến khích doanh nhân nước ngoài để thiết lập công ty trong nước, những cá nhân đến Mỹ sẽ phải tìm hiểu và nộp đơn xin một số loại thị thực, như H-1B dành cho những người làm việc dưới một chủ thuê nhân viên và sẽ gây khó khăn để mở công ty riêng.

 

 

 

Theo quy định của thị thực startup, doanh nhân phải chứng minh được công ty trẻ, hoạt động dưới 5 năm, có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ và tạo ra công ăn việc làm, với khoản vốn trợ cấp từ chính phủ từ 100,000 USD hoặc ít nhất 250,000 USD từ nhà đầu tư có chứng nhận. Các doanh nghiệp nhỏ sẽ bị loại khỏi vòng xem xét. Startup phải hoạt động hợp pháp tại quốc gia, và sáng lập viên phải sở hữu ít nhất 10% cổ phần của công ty tại thời điểm nộp đơn xem xét. Thời hạn parole status kéo dài 2.5 năm và được gia hạn thêm 2.5 năm. Thị thực có thể bị thu hồi nếu công ty được đánh giá là không còn đem lại lợi ích cho xã hội.

 

Chương trình dự kiến được bắt đầu từ tháng 06/2017, nhưng chính quyền Tổng thống Donald Trump đã trì hoãn việc triển khai ngay trước thời hạn bắt đầu. Vào tháng 11/2017, Hiệp hội Đầu tư mạo hiểm quốc gia NVCA và các nhà sáng lập startup đã kiện DHS với cáo buộc cơ quan không tuân thủ đúng quy trình thông báo và lấy ý kiến trước khi trì hoãn chương trình. Ngay sau đó, một thẩm phán đã tuyên bố DHS không có đủ lý do hợp lý để trì hoãn chương trình thị thực bắt đầu triển khai với doanh nhân nước ngoài. Nên hướng dẫn và form ghi danh đã được đăng tải vào cuối tháng 12/2017.

 

Tính tới tháng 05/2018, có khoảng 12 đơn xin đã được gửi tới chương trình, nhưng chưa hề có quyết định nào được đưa ra. Lý do của đề xuất từ DHS có liên quan tới việc chính sách tập trung quá nhiều vào khía cạnh kinh tế mà doanh nhân nước ngoài có tiềm năng đem lại, mà không vạch ra đường lối rõ ràng cho họ để tiếp tục ở lại Mỹ. Sẽ có thời hạn 30 ngày để công chúng đưa ra bình luận về đề xuất hủy bỏ chính sách thị thực startup.

59Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
59
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).