Facebook Lập Trình Các Mối Quan Hệ Của Chúng Ta Như Thế Nào?

02 Tháng Bảy 20182:13 SA(Xem: 4257)
Facebook Lập Trình Các Mối Quan Hệ Của Chúng Ta Như Thế Nào?
Facebook Lập Trình Các Mối Quan Hệ Của Chúng Ta Như Thế Nào?

Vào ngày sinh nhật của mình năm 2015, hòm thư điện tử cá nhân của một giáo sư luật đã được chất đầy các thông báo từ Facebook về những lời chúc mừng sinh nhật trên Tường nhà Facebook cá nhân của ông. Những tin nhắn khiến ông cảm thấy không vui. Hộp thư đầy gây phiền toái chỉ là một phần, điều thực sự khiến ông không vui là đã tiết lộ ngày sinh của mình cho Facebook.

 

Việc cung cấp thông tin ngày sinh là không cần thiết khi sử dụng mạng xã hội, cũng không phải để tuân thủ theo chính sách riêng tư như một số người vẫn nghĩ. Bản thân ông đã không chú ý nhiều khi ghi danh thông tin – cũng như hầu hết các điều khoản điện tử khác, không có gì phải tranh cãi hay băn khoăn. Ông tuân thủ theo chỉ dẫn của Facebook, nhập thông tin và bấm nút. Một vài ngày sau đó, vị giáo sư luật quyết định đổi lại ngày sinh của mình trên Facebook để tránh tình trạng tương tự vào năm tiếp theo. Nhưng khi tới ngày sinh nhật "giả" năm tiếp theo, hòm thư điện tử của ông lại một lần nữa tràn ngập các thông báo từ Facebook. Hai trong số các thông điệp nhận được đến từ người thân. Một trong hai người đã nói chuyện điện thoại với ông vào ngày sinh nhật "thật". Sao cô ấy có thể không nhận ra đó là ngày sinh giả?

 

Giả thuyết đưa ra là cô ấy đã bị "lập trình"!

 

Giáo sư luật Brett Frischmann cũng như bất kỳ ai trong số chúng ta. Và điều này đã khẳng định những hoài nghi của ông, rằng hầu hết mọi người phản ứng tự động theo yêu cầu của Facebook, cung cấp thông tin hoặc liên lạc với bạn mình mà không thực sự nghĩ nhiều về điều đó. Đó là vì các công nghệ kết nối kỹ thuật số đang khiến con người cư xử giống như những chiếc máy phản hồi đơn giản. Đây là một trong những vấn đề chính mà giáo sư Frischmann tranh luận cùng Evan Selinger trong cuốn Re-Engineering Humanity (Tái thiết lập lại Nhân tính). Đây là cuốn sách mới, đánh giá một loạt các giao diện tương tác con người - máy tính, bao gồm cả mạng xã hội.

 

Truyền thông xã hội đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Facebook, LinkedIn và Twitter đã trở thành những phương thức cơ bản để giữ liên lạc với bạn bè, người thân và đồng nghiệp. Các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa xác định chính xác mức độ mà các nền tảng đang "lập trình" phản ứng của con người.

 

Các nền tảng mạng xã hội định hướng một chuỗi các hành vi xã hội: Facebook thông báo chúng ta về sinh nhật của bạn bè; LinkedIn nhắc nhở ngày kỷ niệm liên quan tới công việc của những người trong danh sách liên lạc; Twitter hiển thị những đoạn tweet mà nhiều bạn bè của chúng ta đã like. Kết quả là, nhiều tương tác xã hội người – người đã bị thu gọn thành việc "bấm nút".

 

Do đó, họ đã quyết định thử nghiệm. Mùa hè năm 2017, họ đã tiến hành một khảo sát thực tế minh họa cách thức Facebook xây dựng để người dùng gửi lời "Chúc mừng sinh nhật" tới bạn bè. Họ đã yêu cầu 11 người thay đổi ngày sinh của mình trên Facebook thành một ngày ngẫu nhiên và sau đó chờ xem phản ứng của mọi người. Tổng kết lại, 10.7% trong số 10,042 người bạn đã chúc họ sinh nhật vui vẻ vào ngày giả.

 

Một nhóm khác đã viết lời chúc và gửi tin nhắn trực tiếp hoặc gọi điện thoại để chúc mừng họ. Một số rất ít bạn bè nhận ra đó là ngày sinh giả. Khi so sánh số lượng lời chúc vào sinh nhật giả với những lời chúc họ nhận được vào ngày sinh thật năm 2016 và 2015, kết quả gần như tương đương. Kết quả sơ bộ cho thấy Facebook đã lập trình người dùng tự động gửi lời chúc tới bạn bè trong danh sách của mình mà không hề quan tâm tới tính xác thực của ngày sinh.

 

Ngoài quyết định ban đầu có phản hồi hay không khi Facebook đề xuất chúc mừng sinh nhật tới bạn bè, người dùng có thể dừng lại và suy nghĩ về những gì sẽ nói khi soạn tin nhắn. Tuy nhiên, ngay cả như vậy, có vẻ Facebook đã tạo ra các phản ứng thói quen. Có một sự nhất quán đáng kể về nội dung tin nhắn, như thể mọi người đã làm theo các kịch bản chuẩn. Đáng ngạc nhiên, 27% tin nhắn có nội dung không gì khác ngoài "HPBD" (Happy Birthday) hay "Chúc mừng sinh nhật", thậm chí còn không nhắc đến tên của người được chúc.

 

Facebook có thể tăng số lượng người mà chúng ta chúc mừng sinh nhật bằng cách nhớ giúp chúng ta ngày sinh của một người bạn cùng lớp hay một anh chị em họ hàng xa. Nhưng nếu nó trở thành hành vi được lập trình, liệu nó còn có ý nghĩa không? Với những người không online Facebook hoặc không để thông tin ngày sinh công khai, việc hạn chế thông tin của họ dẫn tới "thiệt thòi": không nhận được nhiều lời chúc từ các liên hệ không quá thân thiết. Xét cho cùng, nhiều người vẫn khá vui vẻ khi được nhớ đến, ngay cả khi chỉ là một lần mỗi năm.

 

Hiện nay, các nền tảng kỹ thuật số đang xây dựng nên những "người ảo" và chúng ta không thể dựa vào các nền tảng để kiểm soát hay tìm hiểu về họ. Do đó, khi đến sinh nhật của mình, hãy tận hưởng cảm giác ấm áp từ những lời chúc của bạn bè, nhưng hãy nhớ rằng có thể họ không hề biết sinh nhật thực sự của ta là ngày nào, cũng như khi ta chúc mừng họ vậy.

53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).