Hàn Quốc Muốn Làm Giảm Tầm Ảnh Hưởng Của Gia Đình Sáng Lập Lên Tập Đoàn Samsung

07 Tháng Bảy 201812:00 SA(Xem: 6767)
Hàn Quốc Muốn Làm Giảm Tầm Ảnh Hưởng Của Gia Đình Sáng Lập Lên Tập Đoàn Samsung
Hàn Quốc Muốn Làm Giảm Tầm Ảnh Hưởng Của Gia Đình Sáng Lập Lên Tập Đoàn Samsung

Khoảng đầu tháng 07/2018, Chính phủ Hàn Quốc của Tổng thống Moon Jae-in chuẩn bị gửi dự luật kinh tế mới lên Quốc Hội, qua đó sẽ làm giảm tầm ảnh hưởng của gia đình sáng lập Lee Kun-hee đối với tập đoàn Samsung. Dự luật mới sẽ buộc Samsung Life Insurance phải rao bán lượng cổ phiếu Samsung Electronics trị giá 13 tỷ USD.

 

Samsung là tập đoàn tài phiệt thuộc sở hữu của gia đình sáng lập Lee Kun-hee. Tuy nhiên, không giống như các công ty tư nhân, gia đình sáng lập thực chất chỉ sở hữu rất ít cổ phiếu của các công ty con trong tập đoàn. Thay vào đó, gia đình sáng lập sử dụng một mạng lưới sở hữu chéo phức tạp, cho phép họ vẫn có quyền quyết định cao nhất. Trong mạng lưới, công ty bảo hiểm Samsung Life Insurance là mắt xích rất quan trọng.

 

Để giới hạn quyền lực của gia đình Lee Kun-hee, tổng thống Moon Jae-in và các đồng minh sẽ gửi lên Quốc Hội dự luật cấm các công ty bảo hiểm giữ lượng cổ phiếu của đối tác quá 3% giá trị của công ty. Nếu dự luật được thông qua, Samsung Life Insurance sẽ buộc phải rao bán lượng cổ phiếu trị Samsung Electronics trị giá đến 13 tỷ USD. Hiện giá trị thị trường của Samsung Life Insurance là 20.5 tỷ USD, chỉ xếp sau Quỹ Đầu Tư Quốc Gia Hàn Quốc.

 

Samsung Electronics là công ty phụ trách các mặt hàng điện tử tiêu dùng như smartphone, TV, điện gia dụng,... và có thể xem là niềm tự hào của tập đoàn Samsung. Tuy nhiên, đây cũng chính là mục tiêu tranh giành quyền lực của các phe phái trong tập đoàn, và là nguồn gốc của vụ án tham nhũng của cựu tổng thống Park và người thừa kế kiêm phó chủ tịch Samsung Lee Jae-yong.

 

Hiện không có bất kỳ công ty con nào của tập đoàn Samsung đủ khả năng tự mua lại toàn bộ số cổ phiếu từ Samsung Life Insurance. Samsung C&T được xem là triển vọng nhất, nhưng họ sẽ phải thuyết phục những cổ đông khác đồng ý chi tiền và đối mặt với nguy cơ bị phản đối.

 

Các tập đoàn tài phiệt như Samsung từng được xem là chìa khoá giúp kinh tế Hàn Quốc phát triển được như hiện nay. Tuy nhiên, sau 3 thế hệ, các tập đoàn trở thành mục tiêu bị chỉ trích với những hoạt động kinh doanh mờ ám và tham nhũng. Vì vậy, chính phủ Hàn Quốc đang áp dụng những chính sách buộc các tập đoàn tài phiệt phải hoạt động minh bạch theo tiêu chuẩn quốc tế.

525Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
525
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).