Các Nhà Khoa Học Tạo Ra Pin Mặt Trời Có Thể Hoạt Động Trong Bóng Râm

09 Tháng Bảy 20182:27 SA(Xem: 6539)
Các Nhà Khoa Học Tạo Ra Pin Mặt Trời Có Thể Hoạt Động Trong Bóng Râm
Các Nhà Khoa Học Tạo Ra Pin Mặt Trời Có Thể Hoạt Động Trong Bóng Râm

Khoảng đầu tháng 07/2018, một số nguồn tin cho biết, các nhà khoa học Canada đã tạo ra được những tấm pin Mặt Trời được cung cấp sức mạnh bởi vi khuẩn, và đặc biệt có thể hoạt động được trong điều kiện trời nhiều mây.

 

Theo đó, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học British Columbia tại Canada đã thay đổi cấu trúc gen của vi khuẩn để tạo ra một thứ thuốc nhuộm hấp thu được ánh sáng và biến đổi ánh sáng thành năng lượng. Những thử nghiệm ban đầu cho thấy các tế bào hoạt động hiệu quả cả trong ánh sáng mờ lẫn ánh sáng mạnh, tạo ra dòng điện mạnh hơn các thiết bị cùng loại.

 

Nhóm nghiên cứu cho biết cách thức tạo năng lượng mới vừa rẻ, vừa duy trì được lâu dài và mong muốn rằng những tế bào có thể được phát triển thành công nghệ tấm pin Mặt Trời mới, phù hợp cho những khu vực nhiều mây, chẳng hạn như vị trí trường Đại học British Columbia hay những vùng Châu Âu thường có ít ánh nắng.

 

Vikramaditya Yadav, giáo sư tại UBC thuộc khoa kĩ sư hóa sinh cho biết: “Cách thức chế tạo pin Mặt Trời của chúng tôi là một bước tiến rất lớn tới việc khiến giải pháp năng lượng Mặt Trời trở nên dễ đáp ứng hơn, hiệu quả hơn về mặt kinh tế”. Những nỗ lực chế tạo pin Mặt Trời sinh học trước đây là lấy ra chất lycopene, một sắc tố tự nhiên mà sinh vật dùng để quang hợp, nhưng nhóm nghiên cứu thuộc Đại học British Columbia để lycopene lại bên trong vi sinh vật chứ không chiết xuất nó ra, giúp tiết kiệm chi phí hơn nhiều. Họ biến đổi cấu trúc gen của khuẩn E.coli để chúng tạo ra một lượng lớn lycopene, biến chúng trở thành những cỗ máy sinh học hấp thụ ánh sáng Mặt Trời hiệu quả. Sau đó, họ bọc các sợi khuẩn bằng một khoáng chất đặc biệt có tác dụng như một chất bán dẫn.

 

Kết quả là nhóm đã tạo ra được dòng điện có độ đặc khoản 0.686 mili amp trên mỗi centimet vuông vi khuẩn, một cải thiện rất lớn so với mức 0.362 trước đây mà các nhóm khác đã đạt được. Giáo sư Yadav chia sẻ thêm: “Chúng tôi đã đạt được dòng điện cao nhất từng có với một tế bào sinh học tạo năng lượng. Những vất liệu lai mà chúng tôi đang phát triển có thể được sản xuất hàng loạt và có thời hạn sử dụng lâu, khi tối ưu hóa, có thể tạo ra được mức năng lượng tương đương với các hệ thống pin Mặt Trời hiện hành”.

 

Hiện công nghệ mới cần có cách thức giữ được các con vi khuẩn sống dai hơn để tạo ra lycopene hiệu quả hơn. Khi đó, tấm pin Mặt Trời sinh học sẽ có khả năng thay thế thiết bị đang đặt trên mái nhà nhà.

520Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
520
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).