Facebook Muốn Sở Hữu Hình Ảnh Gương Mặt Của Người Dùng

16 Tháng Bảy 20182:30 SA(Xem: 4337)
Facebook Muốn Sở Hữu Hình Ảnh Gương Mặt Của Người Dùng
Facebook Muốn Sở Hữu Hình Ảnh Gương Mặt Của Người Dùng

Gương mặt của mọi người hiện nay đã trở thành một loại dữ liệu mới, và Facebook hiện đang vận dụng nhiều phương thức gây tranh cãi để sử dụng dữ liệu gương mặt. Theresa Payton – cựu Giám đốc Thông tin Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Bush – hiện đang làm việc trên lĩnh vực an ninh mạng, đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về ý định của Facebook.

 

Gương mặt của chúng ta thuộc về chính chúng ta, hoặc không

 

Công nghệ nhận diện gương mặt có tiềm năng rất lớn, ngay cả trên lĩnh vực an ninh mạng. Chẳng hạn như, đối với trường hợp xác thực, công nghệ sẽ giúp việc khóa thiết bị và tài khoản trở nên đơn giản hơn so với các phương thức chậm chạp khác như xác thực hai yếu tố. Nhưng theo giải thích của Theresa Payton, công nghệ này có một mặt tối rất đáng quan tâm. Bà cho biết: “Tôi tin rằng có rất nhiều thứ hấp dẫn mà công nghệ nhận diện gương mặt có thể mang lại, nhưng lịch sử đã nhắc nhở rằng chúng ta cần phải sẵn sàng trước các tình huống tồi tệ nhất. Chúng ta cần phải hiểu rằng công nghệ mới sẽ được tung ra mỗi một hoặc hai năm trước khi chúng ta thực sự hiểu được những ngọn ngành của việc bảo mật dữ liệu, cũng như các khía cạnh pháp lý của bảo vệ quyền riêng tư”

 

Theo Thời báo New York, việc Facebook sử dụng nhận diện gương mặt để tìm ra bạn giữa vô số các bức ảnh đã khiến nhiều tổ chức bảo về quyền con người lên tiếng phản đối. Sử dụng trí tuệ nhân tạo AI và thuật toán do chính mình tạo ra, Facebook hiện có thể biết chính xác gương mặt của người dùng lẫn những người bạn thân nhất của họ.

 

Theo Facebook, quét và nhận diện gương mặt người dùng sẽ giúp bảo vệ người dùng khỏi việc bị người lạ sử dụng ảnh để mạo danh. Đây là những gì công ty từng nói khi lần đầu giới thiệu công nghệ gây tranh cãi ở Châu Âu hồi năm 2012. Facebook đã rút lại chúng khi các nhà quản lý Châu Âu bắt đầu đặt ra những câu hỏi về bảo mật và quyền riêng tư - nhưng hiện nay, vấn đề đã trở lại. Nhiều người sẽ nghĩ rằng Facebook đã từ bỏ hoàn toàn ý tưởng vì những quan ngại trước đây, cùng với scandal dữ liệu Cambridge Analytica mới xảy ra gần đây. Nhưng sự thực là công ty không hề có ý định dừng lại.

 

Bà Payton chia sẻ: “Họ nói 'Ok, chúng tôi đã học được nhiều điều', và cơ bản là 'Chúng tôi muốn việc xác thực dễ dàng hơn, để phân loại các hình ảnh và video của bạn. Họ nói bạn đừng nên lo lắng về điều này,vì họ sẽ để cho người dùng kiểm soát việc nhận diện gương mặt”

 

Kế hoạch phân tích gương mặt của Facebook không dừng lại với hình ảnh và xác thực. Theo thông tin từ WWD, Facebook muốn sinh lời từ nhận diện gương mặt thông qua thứ mà họ gọi là "thương mại tăng cường" - giúp các thương hiệu biến các quảng cáo đơn giản trên Facebook thành các trải nghiệm thực tại ảo tăng cường có tính tương tác. Vấn đề ở đây là gì? Không ai biết Facebook hay các đối tác quảng cáo của hãng sẽ làm gì với dữ liệu thu thập được thông qua quét gương mặt của người dùng.

 

Và đó chỉ là điểm khởi đầu. Facebook đang nắm giữ nhiều bằng sáng chế đáng lo ngại và đáng sợ liên quan công nghệ nhận diện gương mặt. Một bằng sáng chế trông như bước ra từ bộ phim khoa học viễn tưởng Minority Report miêu tả một phương thức thiết lập "mức độ tin tưởng" đối với mỗi cá nhân khi họ bước vào một cửa hàng. Bằng cách nhận diện gương mặt và kết nối nó với dữ liệu trên profile Facebook, hệ thống có thể nhận biết những vị khách mua sắm nào là "đáng tin cậy", hoặc có thể trao cho họ những khuyến mãi đặc biệt. Một số bằng sáng chế khá khó chịu bao gồm một hệ thống theo dõi cảm xúc của người dùng bằng cách quét gương mặt và liên hệ kết quả với những gì họ đang theo dõi.

 

Bà Payton cho biết thêm: “Bạn không cần phải tìm một gương mặt mới. Đây là một loại công nghệ thú vị, nhưng tại sao chúng ta không ngừng lại một chút và nói về những ứng dụng của nó, đồng thời thảo luận về những quan ngại bảo mật và quyền riêng tư trong tương lai?”

 

Nghe khá hợp lý. Không khó để hình dung một ngày khi sinh trắc học trở nên chính xác và được sử dụng mỗi ngày để truy xuất tài khoản ngân hàng của mọi người. Nếu gương mặt người dùng bị "đánh cắp", vấn đề sẽ vô cùng phức tạp.

 

Sinh trắc học sẽ không cứu được chúng ta

 

Các công nghệ như nhận diện gương mặt và quét vân tay thường được xem là giải pháp an toàn hơn so với mật mã thông thường. Nhưng nếu dữ liệu không được bảo mật, hậu quả sẽ vô cùng khốc liệt. Chúng ta đã thấy điều đó xảy ra trước đây. Vào năm 2015, Văn phòng Quản lý Nhân sự Mỹ đã bị xâm nhập và đánh cắp 5.6 triệu vân tay chưa được mã hóa.

 

Với cơ sở hạ tầng máy học machine learning khổng lồ để phục vụ cho việc quét sinh trắc học tại các công ty như Google, Facebook, Apple và Microsoft, chúng ta thường mặc định rằng các công ty sẽ giấu dữ liệu trong các "két sắt số" đã được khóa chặt. Nhưng khả năng bảo vệ dữ liệu sinh trắc học hiện được cho là "yếu kém đến thảm thương". Có vẻ như công nghệ chỉ đáng được áp dụng nếu các công ty sẵn sàng làm việc nghiêm túc để bảo mật dữ liệu của người dùng.

 

Bà Payton không kêu gọi chấm dứt quét công nghệ quét sinh trắc học và nhận diện gương mặt, mà đề xuất một phương thức có trách nhiệm hơn để sử dụng nó song hành với các công nghệ khác. Thay vì chỉ dựa vào một thứ duy nhất như cảm biến vân tay, các công ty có thể kết hợp nó với các dữ liệu dựa trên hành vi có thể hoạt động như xác thực sinh trắc học hai yếu tố. Hệ thống sẽ có thể biết những thứ như khi nào một cá nhân thường thực hiện các giao dịch, loại hệ điều hành họ sử dụng, hoặc tốc độ gõ phím của họ.

 

Bà khẳng định: “Sẽ có rất nhiều thông tin sinh trắc học và thông tin dựa trên hành vi nếu kết hợp hai yếu tố đó với nhau, lúc đó ta sẽ chắc chắn được người đó là ai”. Hiện vẫn chưa quá muộn. Chúng ta đã từng thấy những điều rất tồi tệ mà truyền thông xã hội mang đến trong nhiều năm, nhưng nếu biết tự cảnh báo chính mình khi mọi thứ mới bắt đầu, thế giới của chúng ta có lẽ sẽ khác nhiều so với ngày nay.

 

Cuối cùng, bà chia sẻ thêm: “Nếu tình huống xấu nhất đó xảy ra vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, có lẽ mọi thứ trên các nền tảng truyền thông xã hội sẽ khác. Đừng lặp lại loại sai lầm đó với những công nghệ mới hiện nay”

54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).