Ai Chịu Trách Nhiệm Cho Thói Quen Công Nghệ Xấu?

10 Tháng Tám 20181:27 SA(Xem: 4689)
Ai Chịu Trách Nhiệm Cho Thói Quen Công Nghệ Xấu?
Ai Chịu Trách Nhiệm Cho Thói Quen Công Nghệ Xấu?

Năm 2018 chứng kiến lần đầu tiên cả thế giới nỗ lực thay đổi tình trạng nghiện thiết bị công nghệ và mạng xã hội. Vậy ai là người có trách nhiệm tạo ra thay đổi tích cực? Liệu những công ty công nghệ lớn có thực sự muốn giúp mọi người, khi lợi ích của họ bị đe dọa?

 

Quy luật cho và nhận

 

Đầu tiên, smartphone “cho đi”. Những thiết bị điện tử có màn hình nhỏ bé đem lại cho chúng ta khả năng kết nối và liên lạc mọi nơi mọi lúc. Tiếp theo đó là khả năng nghe nhạc, xem phim, thậm chí giúp loại bỏ cả tấm bản đồ giấy to bản cồng kềnh choán diện tích. Cuối cùng là ứng dụng, và ứng dụng mang lại cho con người mọi thứ.

 

Con người đã nồng nhiệt đón nhận sự có mặt của smartphone nói chung, cũng như ứng dụng di động nói riêng. Sự ra đời của ứng dụng thật sự đã thay đổi 180 độ cuộc sống hiện đại, mở rộng cánh cửa bước vào tương lai cho nhân loại. Tuy nhiên, trên chặng đường hướng tới tương lai xa xôi kia, smartphone bắt đầu “nhận lại”. Chúng đòi hỏi ngày một nhiều hơn sự quan tâm của chủ nhân. Chúng lấy đi khả năng tập trung của con người, phân tán tâm trí chúng ta khỏi những cuộc họp, buổi hẹn hò hay bữa tối gia đình quan trọng. Chúng ngang nhiên chiếm lấy món quà quý giá nhất thiên nhiên ban tặng nhân loại: Thời gian.

 

Không rõ, con người từ lúc nào đã trở nên thân thiết hơn với điện thoại, dành tặng cho chúng hàng giờ mỗi ngày, chăm sóc, mua phụ kiện bảo vệ và luôn giữ pin điện thoại được sạc đầy. Thậm chí, mối quan hệ ràng buộc đến mức đã có nhiều cảnh báo từ các cơ quan sức khỏe cộng đồng về tỷ lệ tử vong do tai nạn vì sử dụng smartphone khi tham gia giao thông ngày một tăng.

 

Trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cộng đồng thuộc về ai?

 

Hiện nay, sau hơn một thập kỷ khái niệm “smartphone” được Apple tái định nghĩa bằng sự ra đời của iPhone, con người dần nhận ra mối nguy hại của sự phụ thuộc quá đà vào điện thoại thông minh và đang bắt đầu “đòi lại” từ smartphone những gì thuộc về mình.

 

Trong bối cảnh giới công nghệ toàn cầu đổ dồn tâm điểm vào tác động tiêu cực của smartphone tới sức khỏe cộng đồng, vấn đề chịu trách nhiệm cho mối quan hệ một chiều giữa con người và điện thoại di động càng trở nên nóng bỏng. Chỉ trong khoảng thời gian vài tháng, gánh nặng trách nhiệm đã đổ dồn lên vai tất cả mọi người, từ người dùng phổ thông tới các công ty công nghệ và cả chính phủ. Tuy nhiên, quá trình tìm hiểu và phân bổ trách nhiệm cần được xử lý thật cẩn trọng và sáng suốt, tránh nghiêng quá sâu đổ trách nhiệm lên đầu một bên nào quá nhiều, vì bất kỳ sự thiếu cân bằng nào đều gây ra hậu quả khôn lường, đặc biệt trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng.

 

Có thể nhiều người sẽ cho rằng trách nhiệm thuộc về các công ty công nghệ lớn - sau cùng, chính họ là những người đem lại giao diện lôi cuốn bắt mắt và những tính năng mê hoặc con người trên ứng dụng di động, khiến ta không thể nào ngưng kiểm tra điện thoại cứ vài phút một lần. Và điều này chính xác...một phần.

 

Năm 2018 đã chứng kiến hàng loạt công ty khổng lồ Thung lũng Silicon lần đầu tiên phản hồi trước áp lực của nhà đầu tư và người dùng về nỗ lực bảo vệ sức khỏe thể chất người sử dụng công nghệ. Thời gian qua, cả Apple và Google đều đã giới thiệu phiên bản mới nhất của hệ điều hành, lần lượt là iOS 12 và Android P, với những tính năng theo dõi thói quen và thời lượng sử dụng điện thoại của người dùng, cùng với đó mở ra nhiều lựa chọn giúp kiểm soát tốt hơn “cơn nghiện” mạng xã hội bằng cách khóa ứng dụng. Tháng 08/2018, Facebook và Instagram công bố sẽ tích hợp ngay trong ứng dụng phiên bản di động một công cụ đếm thời gian truy cập mỗi ngày. Nói cách khác, động thái của những công ty công nghệ ngụ ý: “Nếu mọi người cần giúp đỡ trong việc tìm giải cách thoát bản thân khỏi sản phẩm của chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng hoan nghênh điều đó”.

 

Nhưng các công ty điện thoại và mạng xã hội không phải là những người duy nhất gánh trách nhiệm bảo vệ sức khỏe số của người dùng. Mọi việc đã đi quá xa và chính phủ một số nước không thể tiếp tục làm ngơ. Bang Georgia, Mỹ đã ban hành luật cấm lái xe chạm vào thiết bị di động trừ khi xe đang đỗ. Cùng với đó, một dự luật khác trình lên Quốc Hội cũng nhận được tán thành của hai đảng và lưỡng viện Mỹ ủng hộ 95 triệu USD đầu tư vào nghiên cứu tác động của công nghệ tới trẻ nhỏ. Động thái can thiệp mạnh tay nhất phải kể đến Pháp khi chỉnh phủ ban hành luật toàn quốc cấm hoàn toàn sử dụng smartphone tại trường học - một biện pháp cứng rắn mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp Jean Michel Blanquer đã gọi là “thông điệp về an nguy cộng đồng tới từng gia đình”.

 

Sau cùng, không thể không nhắc đến trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của từng cá nhân bởi chỉ chúng ta mới là những người đủ ý thức và khả năng nhất để bảo vệ sức khỏe chính mình. Thị trường sách thế giới đang cháy hàng những đầu sách dạy cách tự thay đổi thói quen công nghệ, tìm điểm cân bằng trong cuộc sống hoặc chia tay hoàn toàn với smartphone để có được thể chất khỏe mạnh và cuộc sống ý nghĩa hơn. Cùng với đó, một số tổ chức phi lợi nhuận, điển hình là Common Sense Media, cũng ngày một nhiều hơn với nỗ lực giúp đỡ trẻ em và các bậc phụ huynh nuôi dạy con cái thời đại công nghệ.

 

Trách nhiệm bảo vệ sức khỏe số toàn cộng đồng không thuộc về riêng ai, thay vào đó nếu được san sẻ đều giữa các bên và cùng nhau nỗ lực là điều tuyệt vời nhất. Mark Gottlieb, giám đốc điều hành của Viện Tư vấn Sức khỏe cộng đồng Mỹ, một chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực thuộc lá và công nghiệp thực phẩm, cho biết: “Để giải quyết các vấn đề về sức khỏe cộng đồng, bạn luôn phải tìm được cách cân bằng các yếu tố để tối thiểu hóa tác hại”. Điều mọi người nên quan tâm nhất bây giờ, là trách nhiệm bảo vệ sức khỏe con người đang thực sự được san sẻ như thế nào. Vì mỗi khi vấn đề sức khỏe công nghệ được khơi ra, điều duy nhất các công ty lớn quan tâm là “đùn đẩy” trách nhiệm theo hướng sao cho có lợi cho mình nhất.

 

 

Apple, Google, Facebook hay Instagram đều không quan tâm đến sức khỏe của người dùng. “Thoạt nhìn qua có vẻ giống như họ đang cố gắng thay đổi, nhận phần nào trách nhiệm về mình nhưng kỳ thực trên một phương diện nào đó, họ chỉ đang cố gắng che chắn cho bản thân bằng cách đổ lỗi ngược cho người dùng”.

 

Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu những tính năng mới chẳng giúp ích được gì cho người dùng. Sau cùng, điều tồi tệ nhất với bất kỳ mô hình kinh doanh nào là khách hàng không dùng sản phẩm của mình, và Thung lũng Silicon chắc chắn không mấy vui vẻ khi nhận thấy lợi ích đang bị đe dọa. Thời gian sẽ cho câu trả lời chính xác về mức độ hiệu quả của những công cụ này, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, dữ liệu về thời gian ứng dụng hoạt động không làm thêm bất kỳ điều gì để thực sự ngăn cản người dùng tiếp tục sử dụng ứng dụng. Giống như những hình ảnh gây sốc về tác hại của hút thuốc trên mỗi bao thuốc lá, biểu đồ đếm giờ của Facebook chỉ đem lại cho người dùng một mớ dữ liệu khô khan họ không thực sự hiểu, hoặc dù hiểu cũng không thể ngừng sử dụng, vì mạng xã hội đã ăn sâu vào tâm trí họ hệt như cách chất độc nicotine cuộn chảy trong mạch máu người nghiện thuốc. Để sau đó, nếu bất kỳ điều gì xảy ra với khách hàng, các công ty có thể thản nhiên phủi tay: “Người dùng đã được cảnh báo trước rồi. Nghe này, chúng tôi đem lại cho người dùng công cụ để theo dõi và sửa đổi thói quen của mình, vậy nên giờ đây trách nhiệm nằm ở họ”.

 

Phép so sánh smartphone với thuốc lá đương nhiên là một sự ví von phóng đại nhằm thể hiện quan điểm, vì một bên là chất gây nghiện có khả năng gây tử vong không có bất kỳ giá trị nào cho xã hội, bên còn lại dù trên một khía cạnh nào đó cũng là một thứ gây nhiện nhưng vẫn là phát kiến vĩ đại có những lợi ích nhất định, nếu không muốn nói là đã giúp thay đổi cả thế giới theo hướng tích cực chưa từng có, nhưng rõ ràng về bản chất, các công ty công nghệ đang đối mặt với những vấn đề rất giống với ngành công nghiệp thuốc lá. Tệ hơn, họ đang trốn tránh trách nhiệm của mình bằng những chiêu trò hoàn toàn tương tự.

 

Cho đến khi chính phủ và các cơ quan thẩm quyền đưa ra được chế tài phù hợp, buộc các CEO thành đạt phải thực sự quan tâm hơn tới an nguy của người dùng, họ vẫn sẽ là người quyền lực nhất có thể thay đổi thói quen sử dụng công nghệ của mình để có được một lối sống lành mạnh hơn, vì khác với Facebook hay Instagram, lợi ích của người dùng là sức khỏe của chính mình.

59Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.910
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).