Làm Sao Để Huấn Luyện Bộ Não Thông Minh Hơn?

22 Tháng Tám 20181:44 SA(Xem: 6300)
Làm Sao Để Huấn Luyện Bộ Não Thông Minh Hơn?
Làm Sao Để Huấn Luyện Bộ Não Thông Minh Hơn?

Bộ não là công cụ duy nhất giúp chúng ta hiểu được thế giới, còn thực tại là một trò chơi xếp hình khổng lồ không có bản hướng dẫn. Dựa trên bài viết của Zat Rana, một cây bút về nghệ thuật, khoa học và triết học. Bài gốc đã được đăng tải trên Medium.

 

Nikola Tesla là một nhà phát minh thiên tài, nhưng như nhiều triết gia đã nói, trí tuệ siêu phàm và đầu óc bất thường luôn đi kèm thành cặp, nó là hai mặt của một đồng xu. Người ta nói rằng Tesla xưa kia chỉ ngủ 2 giờ một đêm, xuyên suốt một ngày, ông có nhiều giấc ngủ ngắn. Người ta nói rằng ông có thể tưởng tượng ra các phát minh của mình một cách chính xác, đến mức mà khi ông bắt tay vào làm, ông không cần tới một bản vẽ. Những điều này thật tuyệt vời, nếu như chúng có thật. Nhưng cũng phải nói thêm rằng, ông là người một tay tạo nên những kì quan kĩ thuật của thế kỉ 20, có lẽ chính đầu óc phi thường của Nikola Tesla đã có thể làm được những điều trên để có những sáng chế tuyệt vời.

 

Thực tại của chúng ta vô cùng phức tạp, đi kèm với một mạng lưới những mối quan hệ rối rắm. Hiện tại, cụ thể là não bộ của chúng ta, chưa hiểu hết được thực tại và chưa tương tác được với nó. Chúng ta chỉ có thể cảm nhận được một phần rất nhỏ của nó qua các giác quan cơ bản, bị giới hạn lại bởi chính hiểu biết của mỗi cá nhân. Thực tại là một trò chơi xếp hình khổng lồ không có bản hướng dẫn, không có đủ các mảnh ghép và chúng ta chưa đủ khả năng chơi được nó.

 

Nhưng rõ ràng là có những cá nhân, điển hình như Tesla, nhìn thấy được thực tại với những giác quan tinh tường hơn người thường, đẩy xa giới hạn mà một cá nhân bình thường làm được. Họ có thể đã không thể luận ra được thực tại, nhưng họ đã có thể rút ngắn được khoảng cách của những gì họ nghĩ và những gì xảy ra trong thực tại. Họ đã có thể tạo nên được những thứ mà đáng lẽ chỉ tồn tại trong bộ não của họ.

 

Quan sát được cách các thiên tài rút ngắn được khoảng cách giữa tưởng tượng và thực tại, ta có thể nhìn ra được tiềm năng trong chính mình.

 

Logic trực quan của thực tại

 

Chúng ta không thể, hay chưa thể, cường hóa được giác quan của mình để cảm nhận thế giới xung quanh. Tương tự, ta không có cách nào chắc chắn rằng ta có thể xử lý được mọi thông tin mà năm giác quan ta nhận về. Chúng ta có cách để vượt ra khỏi giới hạn của ngôn ngữ. Ta dùng từ ngữ và câu cú, sử dụng những hệ thống ngôn ngữ đã được phát triển hàng nghìn năm nay để chỉnh lại chính thực tại ta đang sống, ta vượt ra được giới hạn ngôn ngữ và một cách uyển chuyển, tưởng tượng ra được những hình ảnh mà những từ ngữ kia đang đề cập tới.

 

Đã có những nghiên cứu về vấn đề: tất cả những chuyên gia đều có khả năng dựng lên một hình ảnh chi tiết trong não bộ của họ, về những hành động mà họ sẽ làm. Ví dụ: sau nhiều năm tập luyện, một người chơi golf lão luyện có thể mường tượng ra cú đánh hoàn hảo trong đầu của mình, rồi sử dụng những hình ảnh ấy để tự tay tạo ra cú đánh trong đời thực. Sự thật là họ đã có thể sử dụng hình ảnh trong não bộ mình – của mình tự tưởng tượng ra để áp lên thực tế. Bằng các giác quan của mình, họ đã thu nhận thông tin từ thế giới xung quanh và sau nhiều năm dài "thu thập dữ liệu", họ đã có thể tạo ra sự khác biệt.

 

Khả năng tưởng tượng ra sự việc là một trong những khả năng tuyệt vời nhất mà giác quan của con người có thể đem lại. Nó lấy vào nhất nhiều thông tin từ thế giới xung quanh; trong khi câu chữ bị giới hạn bởi bản chất cứng nhắc của chúng, một hình ảnh hiện lên trong đầu sẽ có được sự hợp lý của thực tại mà lại giải thoát được con người khỏi sự gò bó tạo nên bởi ngôn từ.

 

Rõ ràng là không dễ dàng gì để nghĩ được như Tesla và mong muốn một ngày nào đó ta làm nên chuyện. Thay vào đó, chúng ta hãy tự dựng lên những mô hình của riêng mình, những mô hình có sẵn trong đầu óc và thông qua luyện tập, chúng ta tinh chỉnh, tái tạo lại nó để khiến nó hoàn thiện hơn.

 

Chúng ta đối mặt với rất nhiều tình huống mà trước đây đã gặp phải. Những tình huống đã gặp sẽ cho ta một kinh nghiệm đối phó với những tình huống tương tự trong tương lai. Đó chính là một cách nhập liệu mà não bộ tự động thực hiện. Chúng ta vẫn khám phá thế giới mà mình vẫn biết, nhưng để thực sự tối ưu hóa được những dữ liệu, ta phải tạo được một thế giới tưởng tượng mà trong đó, mọi thứ hoạt động giống như thực tại.

 

Giống với việc các vận động viên chuyên nghiệp, các nhà phát minh là chuyên gia trong lĩnh vực, chúng ta cũng có thể là chuyên gia trong cuộc sống của riêng mình.

 

Mội cách bày tỏ mà ai cũng có

 

Ta có một thiếu sót lớn khi cố gắng hiểu về thế giới nội tâm của mình. Chúng ta thưởng suy nghĩ hẹp và cụ thể vào một vấn đề gì nó. Một golf thủ chuyên nghiệp sẽ có hai luồng suy nghĩ khác nhau, khi đánh golf và khi lái xe. Chủ yếu là do mức độ chi tiết của những hành động trong hai việc là khác nhau.

 

Những người khác cũng vậy, đều có những khuôn mẫu tâm trí riêng cho mỗi hành động khác nhau, đại diện cho những yêu cầu khác nhau của những công việc khác nhau cần những trải nghiệm khác nhau. Morgan Housel, một nhà báo, một tiểu thuyết gia và một nhà lý luận ước tính rằng kinh nghiệm cá nhân một người chỉ tạo nên 0.00000001% những gì xảy ra trên thế giới, nhưng lại đại diện cho 80% lối nghĩ của chúng ta về cách thế giới xung quanh ta vận hành. Tương tự, một khuôn mẫu trí óc của một người chỉ đại diện cho một phần nhỏ cách thức thực tại vận hành, mỗi khi chúng ta sử dụng nó để đưa ra quyết định, ta sẽ nhìn vấn đề bằng nó.

 

Điều này ổn khi áp dụng vào một thứ như golf, với những trường hợp cụ thể và những luật lệ bất di bất dịch, nhưng trong đời thực, những khuôn mẫu trí óc ta vẫn có cần phải sở hữu một góc nhìn rộng hơn về thực tại, tính tới mọi trường hợp có thể xảy ra và hiệu ứng của nó.

 

Vậy đâu là cách hiệu quả nhất để ta áp dụng nó? Kết hợp toàn bộ những gì đã biết, mọi khuôn mẫu trí óc mà chúng ta có về mọi thứ đơn lẻ, thành một khối khổng lồ, một khối kiến thức của riêng mình về cách thực tại vận hành. Một hình ảnh sống động về thực tại nằm chính trong đầu mình, một thế giới giả lập mà dựa vào đó, chúng ta áp dụng vào thực tại ngay trước mắt. Điểm mấu chốt không nằm ở việc tạo ra càng nhiều khuôn mẫu càng tốt, mà là cách chúng được kết nối với nhau.

 

Sẽ luôn có những chi tiết nhỏ bị thiếu sót, những chi tiết được tạo nên từ góc nhìn phiến diện của một cá nhân. Cách duy nhất để khắc phục là tạo ra một hình ảnh, một khuôn mẫu lớn luôn tiếp tục tự hoàn thiện mình.

 

Nhìn chung, khi học những điều mới, những điều chúng ta cho là quan trọng và liên quan trực tiếp đến cuộc sống của mình, ta tạo nên một lối tắt cho chúng trong não bộ của mình để có thể "đốt cháy giai đoạn" khi gặp những tình huống tương tự trong tương lai. Đây chính là những khuôn mẫu trí óc mà chúng ta tạo nên. Chúng được tạo nên bằng trực giác, nhưng cũng có thể chủ động tạo ra chúng và khi tạo ra được, ta sẽ tăng tốc độ đưa ra quyết định của chính mình.

 

Chính xác là Nikola Tesla đã làm như vậy khi dựng lên những sáng chế của mình, nhưng ông đi một bước còn xa hơn. Tạo nên khuôn mẫu của trí óc sẽ là biến từ ngữ, kiến thức đã biết thành một hình ảnh trong não bộ của mình, một chuỗi hình ảnh chuyển động giống như chính thực tại. Từ ngữ và câu chữ đều là sự vật tĩnh, dù có dùng nó uyển chuyển đến đâu, nó cũng không thể trực quan bằng hình ảnh. Một khuôn mẫu trí óc bằng hình ảnh sẽ giúp chúng ta thoát được sự gò bó, tạo nên những chuỗi logic trực quan bằng những dữ liệu đã học được.

 

Ngoài ra, hình ảnh dễ kết nối hơn chữ viết. Mỗi một khuôn mẫu nhỏ cho một sự việc nhất định sẽ là một hạt nhỏ, giúp xâu thành chuỗi: một hình ảnh hoàn thiện của thực tại, cho phép chúng ta nghĩ rộng ra nhiều lần.

 

Thực tại có kết cấu chặt chẽ và có sắc thái riêng. Để hiểu được nó, ta cần có một công cụ - một trí óc hợp lý.

513Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
513
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).