Khoảng đầu tháng 09/2018, Thomas Bach, Chủ tịch Ủy ban Olympics Quốc tế IOC, cho rằng thể thao điện tử Esports quá bạo lực để trở thành một phần của các kỳ Olympics.
“Những trò chơi sát thủ” như cách mà Chủ tịch IOC gọi các môn Esport quảng bá cho bạo lực hay phân biệt đối xử, không thể nào được chấp nhận cho các kỳ Thế vận hội. Sau kỳ Á vận hội, Thomas Bach đã phát biểu: “Nếu chúng ta đưa vào những trò chơi điện tử có nội dung chém giết, điều này không hề tương xứng với các giá trị cốt lõi của Olympics”
Lần đầu tiên trong lịch sử, Esports được đưa vào chương trình của Asian Games 2018 nhưng ở hình thức thi đấu biểu diễn. Ban tổ chức đã bày tỏ sự thương tiếc sau vụ thảm sát diễn ra tại một cuộc thi đấu Esports tại Florida, Mỹ, vào ngày 27/08/2018, trong thời gian ASIAD diễn ra. Hai game thủ chuyên nghiệp bị bắn bởi một đối thủ trong cuộc thi.
Doanh thu từ ngành công nghiệp Esport dự kiến sẽ đạt mức 1 tỷ USD trên toàn cầu đến năm 2020. Với hơn 320 triệu khán giả trên toàn thế giới, Esports không còn được coi là thị trường ngách. Cuộc tranh cãi vẫn đang diễn ra xoay quanh khía cạnh thể thao của bộ môn Esports. Trong tháng 07/2018, IOC đã tổ chức một diễn đàn để thảo luận khả năng tham gia các kỳ thế vận hội của Esports. Ông Thomas Bach vẫn bảo lưu quan điểm của mình về Esports. Theo nhà cựu vô địch Olympic môn đấu kiếm, phải giảm mức độ bạo lực trong nhiều trò Esports trước khi nghĩ tới việc đưa vào thi đấu chính thức. Chủ tịch IOC chia sẻ: “Tất nhiên mọi môn thi đấu đối kháng đều khởi nguồn từ cuộc chiến đấu của con người. Nhưng thể thao là hình thái đã được văn minh hóa của hành động đó”
- Từ khóa :
- Olympics
- ,
- thể thao điện tử
- ,
- ASIAD
Gửi ý kiến của bạn