Khoảng cuối tháng 09/2018, theo một báo cáo mới của Đại học Amsterdam, đã có 4 bệnh nhân bị mắc ung thư vú do đã nhận tạng từ cùng 1 người hiến tặng. Vụ việc được đánh giá là rất hiếm gặp trong quy trình cấy ghép tạng hiện đang áp dụng trên thế giới. Theo tác giả của báo cáo, bác sỹ Frederike Bemelman chuyên khoa thận tại Đại học Amsterdam, đây là trường hợp đầu tiên ông gặp trong 20 năm làm các phẫu thuật và nghiên cứu về cách hệ miễn dịch phản ứng với tạng ghép.
Nguyên nhân của vấn đề bắt đầu từ các bộ phân được hiến tặng của một người ghi danh hiến tạng. Các thủ tục liên quan đến kiểm tra sức khỏe của người phụ nữ 53 tuổi trước đó vẫn rất ổn và không hề có lịch sử bệnh tật gì nghiêm trọng. Vấn đề được phát hiện khoảng 16 tháng sau các ca cấy ghép với 3 bệnh nhân tử vong, bởi hoặc là ung thư di căn hoặc các tế bào ung thư lan sang các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh nhân sống sót duy nhất nhờ vào một loạt các đợt điều trị khác nhau như loại bỏ phần thận đã nhận, dừng sử dụng toàn bộ các liệu pháp ức chế hệ miễn dịch, một dạng điều trị bắt buộc những người nhận tạng phải trải qua để cơ thể không đào thải cơ quan mới được cấy ghép, cùng với đó là cũng dừng luôn toàn bộ các dạng hóa trị khác.
Trong báo cáo cũng chỉ ra rằng người hiến tạng có các nhóm tế bào ung thư có khả năng lan truyền từ vị trí ban đầu sang các nơi khác, nhưng chúng quá nhỏ để có thể bị phát hiện bằng các xét nghiệm hiện có. Nên dù theo quy định những người sau khi phát hiện có các bệnh ác tính sẽ không thể hiến tạng, nhưng cũng không thể chắc chắn 100%, thực sự theo xác xuất, tỷ lệ các khối u có thể truyền qua ghép tạng chỉ ở mức cực ít, 0.01% đến 0.05%. Cũng giống như di chuyển bằng máy bay, tuy là phương tiện giao thông có tỷ lệ an toàn cao nhất, nhưng chỉ cần 1 vụ rơi máy bay cũng làm nhiều người lo sợ do số thương vong quá cao. Dù vậy, không phải vì thế mà chúng ta phủ nhận hoàn toàn lợi ích của máy bay. Việc ghép tạng cũng tương tự.
- Từ khóa :
- Đại học Amsterdam
- ,
- ung thư vú
- ,
- Ghép Tạng
Gửi ý kiến của bạn