Quốc Hội Mỹ Yêu Cầu SEC Làm Rõ Hướng Dẫn Về Tiền Mã Hóa Và ICO

01 Tháng Mười 20182:08 SA(Xem: 4491)
Quốc Hội Mỹ Yêu Cầu SEC Làm Rõ Hướng Dẫn Về Tiền Mã Hóa Và ICO
Quốc Hội Mỹ Yêu Cầu SEC Làm Rõ Hướng Dẫn Về Tiền Mã Hóa Và ICO

Khoảng cuối tháng 09/2018, khoảng 15 thành viên Quốc hội Mỹ đã ký một lá thư yêu cầu Jay Clayton, chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch SEC, làm rõ các hướng dẫn của cơ quan để phân loại và xác định tài sản mã hóa có phải là chứng khoán theo luật liên bang hay không.

 

Theo Ted Budd (R-NC), người đã cùng ký, thư đã được ký bởi 15 nhà lập pháp ở các đảng phải chính trị khác nhau, nói với Chủ tịch Clayton rằng các thành viên của Quốc hội lo ngại rằng SEC không đưa ra hướng dẫn dứt khoát cho rằng một mã token ICO là một chứng khoán lkhiến các công ty khởi nghiệp từ bỏ Mỹ vì lợi ích pháp lý của các nơi khác có các quy tắc rõ ràng hơn.

 

Ông cho biết: “Hiện trạng không ổn định hiện nay xung quanh việc ứng xử các đợt phát hành và kinh doanh token kỹ thuật số đang cản trở sự đổi mới ở Mỹ, và dần dần sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp đi nơi khác”. Được biết, thư là sản phẩm phụ của nhiều tháng nghiên cứu và đàm thoại với các nhóm thương mại công nghiệp và các nhà lập pháp khác thuộc Đảng Cộng hòa và cả Đảng Dân chủ. Trong thư, các nhà lập pháp đặt câu hỏi về quyết định của SEC khi cơ quan sử dụng các hành động cưỡng chế thực thi thay vì cung cấp hướng dẫn làm rõ chính sách tài sản mã hóa.

 

Trích thư có viết: “Chúng tôi tin SEC có thể hành động nhiều hơn để xác định đúng vị trí của họ. Ngoài ra, chúng tôi cũng lo ngại về việc sử dụng các hành động thực thi một mình dể làm rõ chính sách và tin rằng bộ hướng dẫn chính thức có lẽ là một cách tiếp cận thích hợp hơn để xóa bỏ những điểm bất ổn trong pháp lý vì chúng đang khiến môi trường việc phát triển các công nghệ tiên tiến ở Mỹ trở nên thách thức hơn”.

 

Các nhà lập pháp yêu cầu ông Clayton trả lời ba câu hỏi cụ thể về tình trạng pháp lý của các token ICO và những tài sản mã hoá khác. Trong đó bao gồm câu hỏi liệu ông có đồng ý với tuyên bố của William Hinman, giám đốc bộ phận tài chính doanh nghiệp của SEC như sau: Một token được bán dưới dạng hợp đồng đầu tư – tức là một loại chứng khoán, sau đó có thể tháo bỏ cái nhãn chứng khoán đó. Hinman khẳng định ông không tin nên quy định Ethereum là chứng khoán dù ban đầu nó được góp vốn thông qua đợt presale token.

 

Thư được công bố vài ngày sau khi Hạ nghị sĩ Warren Davidson, một trong những người ký tên vào lá thư, tổ chức hội nghị thượng đỉnh ICO tại Đồi Capitol. Tại đó đại diện từ các ngành tài chính và tiền mã hóa yêu cầu Quốc hội cung cấp một khuôn khổ pháp lý rõ ràng cho các hoạt động đổi mới blockchain.

 

Theo trang CCN, một nhóm các nhà lập pháp đã gửi thư đến Cơ quan Thuế vụ Mỹ IRS với thái độ chỉ trích. Họ lên án IRS chỉ đẩy mạnh cưỡng chế các hành vi vi phạm về thuế liên quan đến tiền mã hóa, trong khi không cung cấp cho người nộp thuế hướng dẫn chính thức về phương pháp báo cáo thu nhập liên quan đến các tình huống phức tạp như hard fork.

52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).