Caption: Hình ảnh Sao chổi 21P bay giữa Tinh vân Mân Khôi (Rosette Nebula) và Tinh vân Nón (Cone Nebula). Image Credit & Copyright: Fritz Helmut Hemmerich.
Dự kiến, những mảnh vụn khí bụi của Sao chổi màu xanh lá cây tươi sáng 21P sẽ lọt qua bầu không khí của Trái đất tối nay (08/10/2018). Cụ thể, các mảnh vụn từ phần hạt nhân tan rã của Sao chổi 21P / Giacobini-Zinner, được miêu tả là sẽ gây ra trận mưa sao băng Thiên Long (Draconids) tháng 10 hàng năm, đỉnh điểm là vào tối nay.
Trận mưa sao băng Draconid năm nay sẽ dễ dàng quan sát hơn, bởi vì tỷ lệ thiên thạch có thể sẽ tăng lên ngay sau khi Mặt trời lặn, thời điểm mà ánh sáng của Mặt trăng gần như chưa xuất hiện. Tuy nhiên, những ai muốn quan sát có thể sẽ phải kiên nhẫn, vì Sao chổi 21P đã bay qua gần quỹ đạo của Trái đất hồi tháng trước và sẽ làm tỷ lệ thiên thạch của mưa sao băng Draconids trong năm nay cao hơn bình thường chỉ vài thiên thạch mỗi giờ.
Sau đó thì tần suất của cơn mưa sao băng sẽ khó dự đoán hơn. Những cơn mưa sao băng Draconids khá ấn tượng vào các năm 1933, 1946, và 2011. Như trong hình, Sao chổi 21P được chụp lại đang bay nhẹ nhàng qua giữa tinh vân Rosette (trên bên trái) và tinh vân Nón (dưới bên phải) cách đây hai tuần, trước khi quay trở lại gần quỹ đạo của Sao Mộc, và sẽ quay trở lại theo chu kỳ khoảng 6.5 năm nữa.