Khoảng giữa tháng 10/2018, các chuyên gia có quan hệ chặt chẽ với Ngân hàng Thế giới đã trình bày những tùy chọn để sử dụng blockchain trong mua sắm Chính phủ điện tử hoặc mua sắm công điện tử (e-GP).
Nhóm Ngân hàng Thế giới bao gồm các tổ chức thường được gọi chung là Ngân hàng Thế giới. Tác giả báo cáo cho biết: “e-GP, đề cập đến việc mua bán giữa doanh nghiệp và Chính phủ bất kỳ thứ gì từ hàng hóa và dịch vụ đến trao đổi dữ liệu, đã sinh ra các cấu trúc phức tạp ở nhiều quốc gia, điều mà công nghệ blockchain có thể giúp đơn giản hóa và cải thiện, nâng cấp. Dù việc thực hiện các hệ thống e-GP đã góp phần nâng cao hiệu quả và minh bạch trong mua sắm Chính phủ, có tiềm năng cho sự tiến bộ hơn nữa của các hệ thống hiện có”
Báo cáo cũng lưu ý rằng, các quốc gia như Ấn Độ có hơn 50 cơ cấu e-GP như vậy, dẫn đến điều ngược lại là sự kém hiệu quả. Chỉ có một vài nước được lựa chọn trên toàn thế giới, bao gồm Bangladesh và Philippines, đã thành công trong việc thực hiện một nền tảng e-GP thống nhất. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu mong đợi hệ sinh thái trở nên ít bị phân mảnh hơn, cũng ủng hộ việc sử dụng blockchain trên quy mô toàn cầu.
Các nhà nghiên cứu bổ sung: “Trong một thập kỷ hoặc lâu hơn, dự kiến rằng hơn 80% giao dịch mua sắm của Chính phủ sẽ được xử lý trực tuyến trong vài trăm hệ thống e-GP trên toàn thế giới. Mạng lưới Blockchain e-GP nên được mở rộng để cho phép các Ngân hàng đặt ở bất kỳ nơi nào trên thế giới nộp gửi Bảo lãnh Ngân hàng Hiệu suất Điện tử được chứng thực một cách liền mạch thay mặt cho Nhà cung cấp trong bất kỳ hệ thống e-GP nào được nối mạng”.
Tháng 01/2018, các cơ quan chính phủ Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu các giải pháp blockchain trong mua sắm như một phần của việc đánh giá rộng hơn các trường hợp sử dụng tiềm năng của công nghệ.