Apple Bị Buộc Tội Tính Giá Sửa Thiết Bị Quá Cao, Ngăn Chặn Người Dùng Tự Sửa Máy

26 Tháng Mười 20182:22 SA(Xem: 4741)
Apple Bị Buộc Tội Tính Giá Sửa Thiết Bị Quá Cao, Ngăn Chặn Người Dùng Tự Sửa Máy
Apple Bị Buộc Tội Tính Giá Sửa Thiết Bị Quá Cao, Ngăn Chặn Người Dùng Tự Sửa Máy

Khoảng cuối tháng 10/2018, cuộc điều tra của CBS News cho thấy Apple thường tính phí sửa chữa thiết bị của hãng quá cao, và đe dọa những cửa hàng sửa chữa bên thứ ba khi họ sẵn sàng sửa thiết bị Apple với giá thấp hơn đáng kể.

 

Những khách hàng bước vào Apple Store với lỗi phần cứng nhỏ, chẳng hạn như màn hình nhấp nháy, thường phải đối mặt với một tờ hóa đơn với con số không nhỏ. Apple cho biết rằng mức phí sửa chữa cao bởi hãng cần thay thế những linh kiện chính của thiết bị. Để đảm bảo rằng các thiết bị vẫn được bảo hành, Apple chỉ cho phép các thiết bị của hãng được sửa chữa bởi các kỹ thuật viên tại Apple Store hoặc các trung tâm dịch vụ ủy quyền.

 

Jason Koebler cho rằng đây là vấn đề chung, mọi khách hàng của Apple đều gặp phải. Koebler là tổng biên tập Motherboard - chuyên trang khoa học và công nghệ của VICE Media - người chịu trách nhiệm về các tin tức liên quan tới Apple. Jason Koebler cho biết: “Tôi từng làm hỏng chiếc MacBook của mình và phải mang nó tới Apple Store. Họ muốn tôi trả 700 USD phí sửa màn hình, nhưng tôi quyết định tự sửa và chỉ mất 50 USD. Apple luôn làm thế, chẳng có gì lạ. Có những thứ Apple không chịu sửa vì không có lợi nhuận nhưng rất nhiều cửa hàng sửa chữa bên thứ ba sẵn sàng sửa. Thay vì sửa chữa những linh kiện lỗi, Apple thường khuyên khách hàng thay thế phần lớn thiết bị”. Apple từ chối trả lời về vấn đề nhưng phủ nhận cáo buộc tính giá dịch vụ sửa chữa thiết bị quá cao.

 

Bằng cách dùng camera dấu kín, CBS News phát hiện ra rằng nhân viên Apple thường xuyên nói với khách hàng rằng máy tính gặp lỗi của họ không đáng để sửa chữa, ngay cả khi chỉ cần điều chỉnh một chút là có thể khắc phục vấn đề.

 

Khi nhận một chiếc MacBook Pro gặp lỗi màn hình, một vấn đề rất phổ biến, nhân viên tại Apple Store trả lời khách rằng thiết bị cần sửa chữa nhiều thứ với chi phí hơn 1,200 USD. Khi được hỏi rằng chiếc MacBook Pro có hỏng ở chỗ nào khác nữa không và có giải pháp nào rẻ hơn không, nhân viên Apple Store thẳng thừng trả lời không. Nhân viên nói: “Số tiền ấy gần bằng tiền mua một chiếc MacBook Pro mới. Nó cũng không thể được sửa ngay tại đây”

 

Vấn đề sửa chữa trái phép

 

Louis Rossmann là chủ của một cửa hàng sửa chữa máy tính nhỏ trên phố First Avenue, Manhattan, và cửa hàng của anh bị Apple đưa vào danh sách cửa hàng sửa chữa trái phép. Rossmann bắt đầu sửa chữa máy tính từ khi còn là sinh viên như một sở thích, và hiện tại kênh YouTube hướng dẫn sửa chữa máy tính và điện thoại của anh thu hút hàng triệu lượt xem. Khi xem chiếc MacBook Pro mà Apple tính phí sửa chữa 1,200 USD ở trên, Rossmann xác định một chân kết nối với đèn nền màn hình bị lỏng, tiếp xúc kém. Sau khi điều chỉnh chân kết nối, vấn đề đã được giải quyết. Rossmann cho rằng việc cỏn con không thể bị tính phí 1,200 USD. Anh chia sẻ: “Nếu ai đó nhờ tôi uốn, lắp lại chân kết nối, tôi sẽ không tính tiền. Còn nếu muốn thay hoàn toàn chân kết nối, mức giá chỉ từ 75 USD tới 150 USD. 99% trường hợp chỉ cần uốn lại chân kết nối là chiếc MacBook có thể hoạt động tới hết đời”

 

Apple bị cáo buộc tính phí sửa chữa quá cao

 

Khi được hỏi về vụ tính phí trên trời, Apple tiếp tục từ chối trả lời. Tuy nhiên, hãng đã ra một tuyên bố khẳng định rằng khách hàng được phục vụ tốt nhất bởi các chuyên gia được chứng nhận bởi Apple, và các linh kiện chính hãng và từ chối cáo buộc cố tính tính giá sửa chữa quá cao.

 

Phong trào "Right to repair"

 

Ngoài các cửa hàng sửa chữa mà Apple cho là trái phép, trang web có tên iFixit cung cấp hướng dẫn và công cụ cho khách hàng tự sửa chữa iPhone, MacBook... iFixit thường xuyên thử nghiệm thiết bị, chẩn đoán các vấn đề thường xảy ra và tìm phương pháp cũng như thiết kế công cụ để khắc phục. Công ty có 125 nhân viên và kiếm được 20 triệu USD mỗi năm từ việc bán công cụ, thiết bị và hướng dẫn sửa chữa trực tuyến. iFixit luôn có giải pháp sửa chữa của riêng mình cho những vấn đề mà các công ty như Apple cho rằng khó khắc phục.

 

Kyle Wiens, 34 tuổi, sáng lập iFixit từ năm 2003. Anh cũng tham gia phong trào "Right to repair" quốc tế, vận động chính phủ các nước thay đổi luật và giúp các cửa hàng sửa chữa nhỏ dễ sống hơn. Quyền Right to repair hướng tới tương lai mà mọi người có thể tự sửa chữa những thứ mình sở hữu hoặc mang nó đến cửa hàng sửa chữa ở địa phương để khắc phục vấn đề. Kyle Wiens cho biết: “Trước đây, khi mua thứ gì đó bạn có thể sửa nó khi cần nhưng càng ngày chúng ta càng mất đi quyền lợi ấy trên mọi thiết bị từ máy hút bụi, tivi, laptop hay smartphone. Việc tìm kiếm thông tin cần thiết hoặc mua linh kiện cần cho quá trình sửa chữa thiết bị của các cửa hàng ngày càng trở nên khó khăn hơn”

 

Wiens đã đối đầu với Apple trong nhiều năm nhằm giúp cuộc sống của những người không muốn sửa chữa thiết bị với giá cao tại Apple Store hoặc các trung tâm dịch vụ ủy quyền của Apple trở nên dễ dàng hơn. Anh chia sẻ thêm: “Apple không hề thích phong trào "Right to repair". Quan điểm của Apple là muốn kiểm soát hoàn toàn thiết bị từ thời điểm người dùng mua nó, theo tất cả các khía cạnh, cho tới khi nó hỏng”. Wiens cho biết rằng công ty nghìn tỷ USD đã liên tục, theo định kỳ, đe dọa kiện anh ra tòa vì tội vi phạm luật bản quyền: “Right to repair sẽ khiến các hãng như Apple mất kiểm soát một số khía cạnh và mang quyền sửa chữa thiết bị tới tay người tiêu dùng. Với các hãng sản xuất, thật điên rồ khi họ muốn kiểm soát mọi khía cạnh, mọi vấn đề sau khi thiết bị được bán ra”

 

Các mánh khóe của Apple

 

Ngoài việc tạo ra những trở ngại cho việc phân phối hướng dẫn sửa chữa, Wiens cho biết Apple còn sử dụng một số mánh khóe về phần cứng trên thiết bị của họ để làm cho việc sửa chữa trở nên khó khăn hơn. Anh nói rằng những mánh khóe bao gồm việc dán pin vào khung, sử dụng loại vít riêng và lập trình làn hệ điều hành để nút Home thay thế trái phép không hoạt động trên iPhone. Apple muốn người dùng thông thường gặp khó trong việc mở iPhone với các công cụ bình thường. Điều này xuất phát từ việc hãng coi bản thân là trung tâm của vũ trụ và không ai dám làm điều gì với các sản phẩm của hãng sẽ khiến họ thiệt hại lớn.

 

Apple khẳng định rằng các sản phẩm của hãng được phục vụ tốt nhất bởi các nhân viên kỹ thuật của mình, nhưng cũng đã có những hành động pháp lý chống lại các cửa hàng sửa chữa bên thứ ba, đe dọa cả Rossmann và iFixit khi hai đơn vị đăng tải sơ đồ thiết bị và hướng dẫn sửa chữa lên mạng. Apple cũng nhờ các tổ chức chính phủ giúp họ trong cuộc chiến. Theo Koebler, linh kiện thay thế của các cửa hàng sửa chữa bên thứ ba mua từ các nước như Trung Quốc thường bị tịch thu khi nhập khẩu vào Mỹ.

 

Koebler cho biết: “Apple đã hợp tác với Cục An ninh Nội địa DHS và Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan để bảo vệ bản quyền và thương hiệu của họ. Vài năm trước, DHS đã đột kích vào một cửa hàng sửa chữa bên thứ ba ở Florida, bắt giữ chủ cửa hàng và tịch thu hàng trăm màn hình iPhone”

 

Hành động của cơ quan lập pháp

 

Lãnh đạo một số tiểu bang tại Mỹ cũng đang xem xét vấn đề. 17 tiểu bang Mỹ chuẩn bị ra luật buộc Apple và các công ty phải cung cấp bản vẽ, hướng dẫn sửa chữa và linh kiện thay thế cho các cửa hàng sửa chữa bên thứ ba. Một trong những bang mới nhất tham gia phong trào là New York. Các nhà lập pháp New York tin rằng điều này sẽ mang lại công bằng cho người tiêu dùng và tốt cho nền kinh tế.

 

Joe Morelle, quan chức của bang New York, tuyên bố: “Rõ ràng người tiêu dùng sẽ vui mừng hơn khi được phép sửa thiết bị mà họ phải bỏ 1,000 USD hoặc hơn ra để mu. Đạo luật cũng giúp ngành công nghiệp sửa chữa có cơ hội phát triển mạnh”

 

Kyle Wiens chia sẻ rằng anh chỉ cần một tiểu bang phê duyệt đạo luật: “Thời điểm mà một tiểu bang phê duyệt Right to repair, con đập sẽ vỡ tung. Một tiểu bang phê duyệt Right to repair đồng nghĩa với việc cả thế giới phê duyệt Right to repair bởi các hãng sản xuất không thể cung cấp sản phẩm khác cho riêng một khu vực”. Còn Louis Rossmann nói rằng anh không đòi hỏi nhiều, chỉ mong được kinh doanh một cách yên lành. Anh tâm sự: “Tôi chỉ muốn Apple thay đổi bằng cách thừa nhận rằng họ không sẵn lòng sửa chữa một số vấn đề và cho phép chúng tôi làm thay”

54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).