Microsoft, một trong những hãng công nghệ "lâu đời" nhất của lịch sử ngành công nghiệp phần mềm. 10 thương vụ lớn nhất của Microsoft đều thuộc dạng top, ít nhất về số tiền mua lại vì chúng đều có giá trên tỷ USD. Những vụ thâu tóm tính theo hàng trăm triệu USD của Microsoft là một danh sách dài phía sau.
- Visio (1999) – 1.3 tỷ USD. Đây có thể coi là 1 bổ sung đáng giá của Microsoft vào bộ Office vốn đã rất thông dụng và mạnh mẽ của hãng.
- Great Plains Software (2000) – 1.3 tỷ USD. Đây là một nền tảng quản trị doanh nghiệp cả về kế toán, tài chính, nhân sự... và nhiều thứ khác, được Microsoft mua và sau đó đổi tên thành Microsoft Dynamics GP với mục đích quản lý các doanh nghiệp cỡ vừa.
- Navision (2002) – 1.3 tỷ USD. Có cùng chức năng là theo dõi và quản lý ERP tương tự như Great Plains Software. Sau khi mua về, Microsoft đổi thành Microsoft Dynamics NAV. Hiện nay NAV và GP đều đang hoạt động, GP là cho doanh nghiệp cỡ vừa, còn NAV dành cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn một chút.
- aQuantive (2007) – 5.9 tỷ USD. Đây có thể coi là cú đau đớn của Microsoft khi bỏ ra khoảng đầu tư thuộc diện lớn nhất cho đến thời điểm đó với mục đích chạy đua vũ trang với quảng cáo trực tuyến của Google. Đội ngũ đặt tên các công ty con của Microsoft thực sự rất nghèo nàn về ý tưởng khi đổi tên aQuantive thành... Microsoft Advertising, có vẻ vì vậy mà mảng quảng cáo ngày càng tệ, và sau 5 năm thâu tóm, Microsoft đã thông báo đóng cửa công ty.
- Skype (2011) – 8.5 tỷ USD. Hiện Skype vẫn là một nền tảng tốt cho doanh nghiệp trong việc kết nối cũng như trao đổi qua video call. Đây có thể được coi là một thương vụ được khá thành công của Microsoft. Hiện cũng có các cách trao đổi nhóm công việc khác khá hiệu quả như Slack, nhưng độ chuyên nghiệp của nó vẫn chưa qua được Skype.
- Yammer (2012) – 1.2 tỷ USD. Là một mạng xã hội dành cho công việc, kiểu như Facebook for Work đang hoạt động.
- Nokia (2013) – 7.2 tỷ USD. Ban đầu được cho là 7.2 tỷ USD, nhưng đến cuối cùng giá trị bị đội lên tới 9.4 tỷ USD. Đây được đánh giá là “cú ngã huyền thoại” của Microsoft.
- Mojang (2014) – 2.5 tỷ USD. Được mua về để tăng cường cho nền tảng chơi game console Xbox cũng như các công nghệ liên quan đến game. Mục đích mua lại Mojang là để phát triển hệ thống HoloLens của hãng. Mojang chính là nhà phát triển Minecraft, trò chơi mà sau 7 năm phát hành vẫn làm mưa làm gió trên toàn thế giới.
- LinkedIn (2016) – 28.1 tỷ USD. Thương vụ lớn nhất tính đến tháng 11/2018, và có vẻ đang đi đúng hướng khi mức tăng trưởng của LinkedIn vẫn đang tăng đều. Gần đây, hãng còn phát triển sâu hơn vào mảng tìm việc với LinkedIn JobSearch.
- Github (2018) – 7.5 tỷ USD. Vụ mua lại mới nhất của Microsoft đang làm cộng đồng chia sẻ mã nguồn mở trên Github hoang mang vì chưa rõ tình hình sẽ như thế nào trong tương lai.
Tính tổng cộng 10 thương vụ, Microsoft đã chi ra 64.8 tỷ USD để thâu tóm các đối thủ và các công ty có các công nghệ và nền tảng hay ho đối với hãng. Dù rằng cũng có quyết định đầu tư không được như ý ngoài việc thâu tóm các bằng phát minh, điển hình là vụ Nokia, mua lại và mặc kệ cho đến khi hệ điều hành Windows Phone lụi tàn. Nhưng cuối cùng, hãng vẫn đạt được thứ mình cần, và các báo cáo tài chính chỉ ra Microsoft vẫn không để bị suy yếu bởi bất cứ thương vụ sai lầm nào.
- Từ khóa :
- Microsoft
- ,
- Thương Vụ Thâu Tóm
Gửi ý kiến của bạn