Bill Gates: Thuế Robot Sẽ Giúp Con Người Không Bị Cướp Việc

07 Tháng Mười Một 20181:24 SA(Xem: 8137)
Bill Gates: Thuế Robot Sẽ Giúp Con Người Không Bị Cướp Việc
Bill Gates- Thuế Robot Sẽ Giúp Con Người Không Bị Cướp Việc

Bill Gates, nhà sáng lập Microsoft, đã bàn về chất lượng sống của con người hiện nay, chênh lệch giàu nghèo và cần nỗ lực quốc tế trong giải quyết các vấn đề về môi trường.

 

Bill Gates cho biết trong cuộc phỏng vấn với trang Nikkei: “Thật tuyệt vời, tôi có thể nói, trong vòng 28 năm qua, con người đã đạt được sự tiến bộ lớn trong việc giải quyết các vấn đề về y tế và nghèo đói”. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các hợp tác toàn cầu để giải quyết biến đổi khí hậu, trái ngược với quan điểm của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

 

Theo Bill Gates, công nghệ đã giúp con người kéo dài tuổi thọ, có đời sống văn minh hơn. Tuy nhiên, nỗi lo sợ tự động hóa sẽ cướp mất việc làm của con người vẫn chưa bao giờ giảm. Công nghệ là thách thức, cũng là giải pháp. Ông giải thích: “Công nghệ vừa là thách thức, vừa là giải pháp cho chúng ta. Điện khí hóa mọi thứ tất nhiên là điều tuyệt vời, nhưng nó cũng tạo ra các nhà máy than gây ô nhiễm, hạt nhân khiến người ta lo sợ, xe điện cũng chưa được an toàn. Tất cả những công nghệ mới, dù là mạng xã hội hay robot cũng đều có mặt trái khiến chúng ta e dè”

 

Sự quan tâm là điều dễ hiểu, nhưng quan trọng hơn hết là làm sao để ứng dụng công nghệ một cách có hiệu quả. Robot giúp tạo ra nhiều hàng hóa, dịch vụ mà không cần nhiều sức lực từ con người. Công việc không phải là điều duy nhất con người sinh ra để làm. Có thêm nhiều thời gian, con người sẽ tạo thêm nhiều giá trị mới.

 

Bill Gates nhận định: “Chúng ta đã có các loại thuế về vốn, thuế lao động, những loại thuế cũng có thể được thay đổi cơ cấu để áp đặt cho robot nhằm tạo ra nguồn lực hỗ trợ cho nhóm lao động bị ảnh hưởng. Khi tôi nói về thuế robot, chúng ta không nên hiểu đây là loại thuế mới. Thực ra, nó là tăng thuế về vốn và giảm thuế lao động, khi chúng ta xem robot như một loại vốn. Nhờ đó, xã hội không phát sinh thêm loại thuế mới, mà chỉ thay đổi cơ cấu thuế hiện tại. Khi chúng ta chọn mua một con robot thay vì dùng sức người, hệ thống thuế mới sẽ khiến chúng ta ít nhất cũng phải nghĩ đến con người như một lựa chọn thay thế, thay vì ngược lại như hiện nay”

 

Nhiều chuyên gia cho rằng cách đưa tin như truyền thông đại chúng hiện nay sẽ khiến dư luận áp đặt thành kiến đối với tự động hóa, dẫn đến các xung đột xã hội. Bill Gates nhận định: “Do đó, thế hệ trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên truyền thông đại chúng, cũng như những tác động mà nó mang đến”.

 

Thế giới đang dần bình đẳng hơn

 

Bill Gates cũng cho rằng các quỹ từ thiện mà ông hoạt động đang dần mang đến kết quả. Từ năm 1990, số trẻ em chết dưới 5 tuổi mỗi năm là 12 triệu, đến năm 2018, con số chỉ còn dưới 6 triệu. Ông cho rằng đây là thành quả có được nhờ sự cải tiến các loại thuốc và hệ thống phụ trợ đi kèm.

 

Tỷ lệ người nghèo sống dưới mức 1.9 USD mỗi ngày cũng giảm từ 36% xuống còn 9% dân số thế giới. Bill Gates chia sẻ: “Chất lượng sống ngày càng được cải thiện, thậm chí khi nói đến những quốc gia nghèo, bất bình đẳng giàu nghèo nhất như Ấn Độ, Trung Quốc trước đây cũng phát triển kinh tế nhanh hơn các nước như Mỹ, Nhật Bản. Thực sự, thế giới ngày nay đã bình đẳng hơn rất nhiều. Tuy nhiên tỷ lệ nghèo đói tại Châu Phi vẫn là vấn đề rất lớn, nó vẫn sẽ tăng đến khoảng 90% đến giữa thế kỷ 21. Cách duy nhất để giảm thiểu là thúc đẩy các chính phủ đầu tư hơn vào y tế, giáo dục. Mọi chi phí đều được cắt giảm tối đa, như giá thuốc, để mọi người dân đều được hưởng lợi”

 

Bill Gates nỗ lực mở rộng hoạt động thiện nguyện của ông xuyên quốc gia, nhưng  trớ trêu thay các chính sách của chính phủ Mỹ thời ông Donald Trump lại đang chống lại điều này. Gates cho rằng sự ổn định ở các nước nghèo mang đến lợi ích cho Mỹ, do đó Mỹ nên tiếp tục đóng vai trò anh cả trong các hoạt động quốc tế. Ông bày tỏ: “Chúng tôi cảm nhận được bầu không khí toàn cầu hóa đang có chút tiêu cực, cũng như mối quan hệ giữa các quốc gia. Khi bên nhận viện trợ trở nên cứng cỏi, họ sẽ thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. Hàn Quốc từng là nước nhận viện trợ, Ấn Độ cũng vậy. Còn hiện nay, mọi chuyện đã khác. Tôi tin rằng có rất nhiều vấn đề, bao gồm biến đổi khí hậu, ngăn chặn bệnh tật sẽ dễ giải quyết hơn khi chúng ta chung tay với nhau. Tôi cũng tin rằng cần có nhiều giao dịch để nền kinh tế toàn cầu trở nên bền vững”.

52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).