Khoảng giữa tháng 11/2018, lần đầu tiên nhà mạng Mỹ AT&T tuyên bố sẽ cắt đường truyền của những khách hàng bị cáo buộc sử dụng Internet để tải miễn phí những nội dung vi phạm bản quyền, như phim ảnh, âm nhạc và game.
Hiển nhiên, AT&T sẽ không cắt hợp đồng Internet của người dùng ngay lần đầu tiên nhận thông báo của chủ sở hữu tài sản trí tuệ . Thay vào đó, một khách hàng của AT&T nếu muốn tiếp tục sử dụng Internet sẽ phải tuân thủ theo quy định của nhà mạng. Cụ thể hơn, mỗi hợp đồng sử dụng Internet sẽ phải nhận ít hơn 9 lần cảnh báo vi phạm bản quyền nếu bị phát hiện tải lậu nội dung số trên mạng. Đến lần thứ 10, nhà mạng sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Hồi năm 2013, nhiều nhà mạng Internet ở Mỹ cũng đã áp dụng điều luật tương tự, gọi là “six strike system”, hợp tác với hai đơn vị Hiệp hội Công nghiệp Thu âm Mỹ và Hiệp hội Điện ảnh Mỹ. Tuy nhiên, năm 2017, hệ thống six strike system bị ngưng hoạt động vì không hiệu quả. Sau đó, các nhà mạng buộc phải tự nghĩ ra hệ thống riêng để hạn chế việc người dùng sử dụng đường truyền của họ để tải lậu các nội dung vi phạm bản quyền.
Thời điểm đó, ngay cả AT&T cũng phải tuyên bố, trong giai đoạn nhận 6 lần cảnh báo của những người tải lậu phim và nhạc, hãng sẽ không thu hẹp băng thông hay cắt mạng. Mục tiêu là để hướng khách hàng tránh việc gia tăng tỷ lệ vi phạm bản quyền, nhưng có vẻ như không có tác dụng. Hiện nay hãng đã có hệ thống quản lý mới, được kỳ vọng sẽ hiệu quả hơn so với hồi năm 2013.
- Từ khóa :
- AT&T
- ,
- Vi Phạm Bản Quyền
- ,
- internet
Gửi ý kiến của bạn