Kính Viễn Vọng Không Gian Kepler Chính Thức “Về Hưu”

13 Tháng Mười Một 201812:36 SA(Xem: 4683)
Kính Viễn Vọng Không Gian Kepler Chính Thức “Về Hưu”
Kính Viễn Vọng Không Gian Kepler Chính Thức “Về Hưu”

Tháng 11/2018, sau gần 10 năm hoạt động, quan sát được hơn 530,000 ngôi sao, phát hiện trên 2,500 hành tinh, Kepler – tàu vũ trụ và cũng là kính thiên văn – đã chính thức ngừng hoạt động vì hết nhiên liệu. Thực tế, các kỹ sư đã sớm nhận thấy việc Kepler sắp cạn nhiên liệu từ đầu mùa hè 2018. Lúc bấy giờ, họ chuyển con tàu vào chế độ an toàn Safe mode, một nỗ lực nhằm chép toàn bộ những dữ liệu mà con tàu thu được từ trước đến nay về lại Trái Đất trước khi quá muộn.

 

Theo dự tính ban đầu, Kepler được phóng lên quỹ đạo với lượng nhiên liệu Hydrazin (N2H4) đủ dùng cho 6 năm, nhưng tính đến thời điểm dừng hoạt động, con tàu đã vận hành được 9 năm, 7 tháng, 23 ngày. Sau khi không còn nhiên liệu, NASA quyết định cho con tàu "về hưu" và hiện có thể nó đang ở quỹ đạo xa Trái Đất. Dự kiến sắp tới, nhóm chuyên gia sẽ gửi lên một dòng lệnh nhằm tắt hệ thống điện cũng như toàn bộ các thiết bị khác, biến Kepler trở thành một vật thể bay im lặng quanh quỹ đạo.

 

Kepler được phóng lên không gian vào năm 2009 với sứ mệnh tìm kiếm các hành tinh nằm bên ngoài Hệ Mặt Trời. Thời điểm đó, có rất ít ngoại hành tinh được phát hiện, nhưng về cơ bản, Kepler được đánh giá là một bước tiến lớn về kỹ thuật khoa học. Nguyên lý hoạt động của hệ thống là phát hiện ngoại hành tinh bằng cách tìm kiếm những thay đổi về ánh sáng của một ngôi sao khi một hành tinh đi ngang qua vùng nằm giữ ngôi sao đó và Trái Đất. Theo William Borucki, một chuyên gia từng tham gia chương trình Kepler, việc đó cũng giống như ta đang cố tìm một con bọ chét đang bò qua phía trước đèn xe hơi khi nó đang cách hơn 160 km.

 

Trong những năm đầu hoạt động, Kepler gặt hái được thành công vang dội. Nhưng đến năm 2012, một số thiết bị trên tàu bị trục trặc khiến cho nó hoạt động không ổn định. 1 năm sau, tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn, thậm chí các nhà khoa học đã nghĩ số phận của Kepler kết thúc từ đó. Sau đó, vào năm 2013, việc nghĩ ra giải pháp dụng áp lực của ánh sáng Mặt Trời để cân bằng con tàu đã giúp hồi sinh Kepler, giúp nó tiếp tục thực hiện một sứ mệnh khác có tên là K2.

 

Tính đến thời điểm ngừng hoạt động, Kepler đã quan sát được 530,506 ngôi sao, phát hiện 2,662 hành tinh - một con số không hề nhỏ trong công cuộc khám phá vũ trụ của nhân loại. Được biết, gần như toàn bộ dữ liệu đã được gửi về Trái Đất một cách an toàn, nhưng vẫn còn một số đang trên đường đi.

 

Kepler không còn rõ ràng là mất mát lớn, nhưng may thay, NASA vẫn còn có TESS hiện đang trên quỹ đạo và James Webb - kính thiên văn vũ trụ khổng lồ hứa hẹn sẽ thăm dò hơn 2,100 mục tiêu, tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.

 

Dù vậy, sứ mệnh James Webb hiện vẫn đang bị trì hoãn. TESS, James Webb hay bất kỳ chiếc kính viễn vọng không gian nào đều còn một chặng đường rất xa mới bắt kịp Kepler. Nhưng sự phát triển của công nghệ sẽ giúp các hệ thống mới mang đến cho chúng ta những hình ảnh sắc nét và chi tiết hơn, cuối cùng là gia tăng sự hiểu biết của con người về vũ trụ vô tận.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).