Khoảng giữa tháng 11/2018, một nghiên cứu từ đại học Pennsylvania đã lần đầu tiên chứng minh mối liên hệ giữa sử dụng mạng xã hội và cảm giác trầm cảm và đơn độc. Nghiên cứu cho rằng việc giảm tần suất sử dụng mạng xã hội sẽ giúp cải thiện đáng kể tình hình, khiến tinh thần vui vẻ và hạnh phúc hơn.
Nhóm nghiên cứu đến từ Pennsylvania đã theo dõi 143 người tham gia nghiên cứu trong vòng 4 tuần. Ban đầu, tất cả đối tượng được yêu cầu thực hiện một khảo sát chủ quan về an sinh bao gồm 7 tiêu chí khác nhau được thiết kế để đo nhiều hình thái của an sinh từ trầm cảm, cô đơn cho đến những khía cạnh hiện đại hơn như Hội chứng sợ bị bỏ lỡ một thứ gì đó (FOMO).
Trong tuần đầu tiên, người tham gia được yêu cầu sử dụng mạng xã hội như mọi khi, tức là theo thói quen của mỗi người. Trong 3 tuần sau đó, họ được chia thành các nhóm gồm nhóm có kiểm soát - vẫn sử dụng mạng xã hội ở cường độ thông thường và nhóm thử nghiệm - giới hạn sử dụng Facebook, Instagram và Snapchat với thời lượng 10 m/nền tảng mỗi ngày. Người dùng được yêu cầu phải tải ảnh chụp screenshot mục quảng lý pin trên điện thoại mỗi tối để các nhà nghiên cứu theo dõi tỉ lệ sử dụng ứng dụng. Song song đó, các khảo sát về an sinh sẽ được thực hiện vào cuối mỗi tuần.
Melissa Hunt - thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi quyết định thực hiện một nghiên cứu nghiêm ngặt hơn, toàn diện và hợp lý hơn về mặt sinh thái. Có thể kết luận rằng việc ít sử dụng mạng xã hội hơn so với thói quen thông thường sẽ giúp giảm lo âu cũng như cảm giác cô đơn. Những tác động đặc biệt rõ rệt với những người gặp thường xuyên chán nản, trầm cản khi họ tham gia nghiên cứu”
Dù kết quả nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa mạng xã hội và chỉ số an sinh của mỗi người, giảm sử dụng sẽ khiến con người vui vẻ hơn nhưng nghiên cứu mới cũng có nhiều hạn chế. Cụ thể, chỉ có 3 nền tảng mạng xã hội được giám sát và giới hạn sử dụng do đó tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu vẫn có thể dành nhiều thời gian hơn nếu muốn với các mạng xã hội khác như Twitter, chat trên Messenger hay các trang hẹn hò. Nghiên cứu cũng dựa trên sự tuân thủ và tự giác của người tham gia vì họ vẫn có thể sử dụng mạng xã hội trên các thiết bị khác không phải điện thoại, chẳng hạn như máy tính cá nhân.
Một trong những phát hiện hơi trái ngược với trực giác là những người thuộc nhóm thử nghiệm lại báo cáo rằng họ giảm dần cảm giác cô đơn sau khi hạn chế sử dụng mạng xã hội so với những người thuộc nhóm kiểm soát. Melissa Hunt cho rằng, thật trớ trêu khi việc sử dụng mạng xã hội lại khiến chúng ta cảm thấy cô đơn hơn. Cô dẫn chứng rằng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng "so sánh xã hội" vẫn đang xảy ra với người dùng mạng xã hội. Chẳng hạn như khi "Ta nhìn vào cuộc sống của người khác, đặc biệt là trên Instagram”, ta có thể dễ dàng kết luận rằng cuộc sống của họ tuyệt vời hơn, tốt hơn so với mình.
Nghiên cứu không xác định thời lượng sử dụng tối ưu đối với các mạng xã hội dù kết quả gợi ý rằng giảm dùng mạng xã hội xuống mức tối đa 30 phút mỗi ngày sẽ có lợi cho sức khoẻ tinh thần. Trung bình thời gian sử dụng mạng xã hội của nhóm người tham gia nghiên cứu trong tuần đầu tiên vào khoảng 60 đến 75 phút mỗi ngày cho các nền tảng.
- Từ khóa :
- trầm cảm
- ,
- đơn độc
- ,
- mạng xã hội
Gửi ý kiến của bạn