“Popcorn lung” là tên thường dùng thay cho từ “viêm tiểu phế quản tắc nghẽn”, là một dạng bệnh lý liên quan đến những tổn thương ở các vị trí nhỏ nhất ở đường thở, làm người bệnh bị ho và cảm giác hụt hơi thường xuyên.
Ca bệnh đầu tiên được phát hiện là ở một nhà máy làm loại bỏng ngô tự nổ trong lò vi sóng ở Mỹ, do đó nó có tên gọi là “phổi bỏng ngô – popcorn lung”. Tuy nhiên, căn bệnh cũng có thể xảy ra ở nhiều trường hợp do hít phải các dạng hóa chất hoặc do các bệnh liên quan đến phổi khác.
Tưởng tượng rằng hệ hô hấp của chúng ta như một cái cây có hai nhánh: khi ta hít vào, không khí đi từ rễ, chạy qua thân cây chính (phế quản) rồi tách ra hai nhánh cây (khí quản) để đưa không khí vào hai buồng phổi. Trong buồng phổi lại có các nhánh cây nhỏ đan xen chằng chịt chạy đến nhánh cây bé nhất (tiểu phế quản) và cuối cùng là vào các túi khí bé xíu (phế nang) để máu có thể lấy oxy mà ta đã hít vào. Những “bỏng ngô” (popcorn) làm xước và viêm phần nhánh cây bé nhất (tiểu phế quản), dần dần tạo thành các vết sẹo làm đường thở đoạn nó bị thu hẹp lại, làm cơ thể khó có thể hấp thu đủ không khí hơn.
Nguyên nhân gây ra tình trạng “bỏng ngô” là do loại hóa chất có tên diacetyl có trong các dạng bơ sữa và rất rất nhiều loại thực phẩm và đồ uống mà chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, nếu nạp theo đường ăn uống sẽ không có vấn đề gì, vấn đề là khi chúng ta hít các thứ có chứa diacetyl. Như ở trong trường hợp phát hiện bệnh lần đầu là tại nhà máy sản xuất bỏng ngô, họ sử dụng bơ để làm bắp rang vị bơ, những công nhân tiếp xúc hàng ngày với màn bơ bốc hơi đã hít phải chúng và dần dần hình thành căn bệnh.
Ngoài ra, còn có các dạng hóa chất khác cũng có khả năng gây nên căn bệnh popcorn lung như khí metal oxide, loại khói vẫn bốc lên khi hàn xì; formaldehyde, thường dùng trong một số loại keo và vật liệu xây dựng; sulphur dioxide, khí thải từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch; amoniac, clo... Có những trường hợp sau khi bị viêm phổi hoặc bị viêm khớp dạng thấp cũng có thể bị popcorn lung.
Triệu chứng chính của bệnh là ho khan và hụt hơi. Thường người bệnh sẽ có các biểu hiện khoảng 2 tuần đến 2 tháng sau khi tiếp xúc với khí hóa chất độc hại hoặc có bệnh. Bệnh biểu hiện rõ nhất là khi người bệnh tập thể dục quá sức hoặc làm việc nặng.
Để thăm khám, các bác sĩ thường sẽ chụp CT ngực, chụp X-Quang như cách theo dõi kiểm tra bệnh nhân nghi bị lao. Cách chắc chắn nhất để phát hiện là lấy mẫu thể kiểm tra, nhưng khá rắc rối vì nó liên quan đến việc xâm lấn cơ thể, có những trường hợp rất có thể phải phẫu thuật mới lấy được mẫu.
Các tổn thương do popcorn lung là các tổn thương vĩnh viện, nên phát hiện và chữa trị càng sớm càng tốt, không phải là để làm lành mà chỉ cần chữa để tình trạng không bị xấu đi hoặc làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Những chi tiết trong việc sử dụng thuốc hay cách ly khỏi môi trường độc hại sẽ được các bác sĩ hướng dẫn trong quá trình điều trị.
Đã có nhiều thông tin cho rằng diacetyl có trong các dạng juice được sử dụng dành cho vape, hay thường được gọi là thuốc lá điện tử. Theo nghiên cứu của đại học Harvard vào năm 2015, trong số 51 loại juice họ xét nghiệm, có đến 39 loại có nồng độ diacetyl vượt quá ngưỡng của máy đo. Tuy nhiên, nếu so sánh với thuốc lá thông thường, mỗi điếu thuốc còn chứa lượng diacetyl gấp 100 lần so với 1 lọ juice, chưa kể đến các dạng hút khác.
- Từ khóa :
- Khói Thuốc Lá
- ,
- Popcorn Lung
- ,
- viêm tiểu phế quản
Gửi ý kiến của bạn