Khoảng cuối tháng 11/2018, tòa án tối cao liên bang Mỹ sẽ nghe tranh luận của 2 bên trong vụ kiện chống độc quyền kéo dài từ năm 2011 xoay quanh Apple, App Store và chính xác trả tiền hoa hồng cho nhà phát triển. Nguyên nhân bắt đầu của vụ kiện chính là việc Apple thu về 30% doanh số bán ứng dụng của các nhà phát triển trên chợ ứng dụng của công ty.
Trong vụ kiện, phía nguyên đơn cho rằng Apple đã vi phạm luật chống độc quyền, gây thiệt hại cho người dùng. Ngược lại, phía Apple yêu cầu tòa án tối cao nên bác bỏ vụ kiện, vì họ khẳng định rằng chính sách của mình không vi phạm luật, đồng thời cho rằng việc đứng về phía người dùng như trong chỉ trích của bên nguyên đơn sẽ đe dọa sự phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử.
Một trong những lập luận, Apple đã trích dẫn một phán quyết của tòa án tối cao hồi năm 1977, trong đó chỉ ra rằng: “Việc tối thiểu hóa tổn thất áp dụng cho những người bị áp phí trực tiếp chứ không phải các nạn nhân gián tiếp vốn đã trả số tiền vượt quá mức do người khác chuyển qua. Với trường hợp này, thẩm phán có quyền không tính tới toàn bộ các tổn thất bởi điều đó quá phức tạp”. Do đó, Apple cho rằng hãng không phải là nhà phân phối, thay vào đó chỉ là một đại lý do các nhà phát triển bán ứng dụng cho người dùng thông qua App Store.
Vụ kiện bắt đầu từ năm 2011, Apple bị cáo buộc rằng đã tạo ra sự độc quyền bằng cách chỉ cho phép các ứng dụng được bán thông qua App Store. Đồng thời, bên nguyên đơn cũng cho rằng Apple dựa vào sự độc quyền đó nhằm tính phí hoa hồng quá mức đối với nhà phát triển. Vụ kiện ban đầu được thụ lý bởi tòa án liên bang ở Oakland, California, phán quyết là người dùng không mua trực tiếp và mức giá cao hơn mà họ phải trả đã được chuyển từ Apple thông qua các nhà phát triển. Hồi cuối năm 2018, Tòa án phúc thẩm thứ 9 tại San Francisco đã mở lại vụ kiện và cho rằng Apple đóng vai trò làm nhà phân phối, bán ứng dụng trực tiếp cho người dùng. Apple đã kháng cáo, dẫn ra văn bản từ Phòng thương mại Mỹ cho rằng: “Nguy cơ và chi phí kiện tụng sẽ làm chậm sự đổi mới, ngăn trở thương mại và gây thiệt hại cho cả nhà phát triển, nhà bán lẻ lẫn người dùng.”
Thực tế, việc Apple thu 30% doanh thu của nhà phát triển là điều không có gì là mới lạ. Hồi năm 2016, hãng đã điều chỉnh mô hình và giảm xuống 15% cho các nhà phát triển ứng dụng dạng Subscription với điều kiện là có người dùng ghi danh trên 1 năm.
- Từ khóa :
- Apple
- ,
- chống độc quyền
- ,
- App Store
- ,
- thương mại điện tử
Gửi ý kiến của bạn