Khoảng cuối tháng 11/2018, theo trang The Washington Post, trong thư Facebook gửi các nhà chức trách, hãng cho biết sẽ gửi Richard Allan, Phó Chủ tịch các giải pháp chính sách, thay Mark Zuckerberg trả lời các câu hỏi tại phiên điều trần với sự tham gia của các nhà lập pháp hàng đầu đến từ Argentina, Brazil, Canada, Ireland, Latvia, Singapore và Anh. Nhiều quan chức lo ngại về cách xử lý thông tin sai lệch của mạng xã hội Facebook.
Quyết định không ra mặt của CEO Mark Zuckerberg có thể xoáy sâu vào xung đột giữa Facebook với chính phủ khắp thế giới, vốn đã rất tức giận vì các hoạt động kinh doanh của công ty. Rất hiếm khi cả 7 quốc gia cùng tập hợp và đặt câu hỏi cho một giám đốc, cho thấy nguy cơ chịu sự quản lý chặt chẽ và đòn trừng phạt là khá lớn với Facebook và các hãng công nghệ khác.
Ở Châu Âu, nhà chức trách đã bắt đầu nhằm vào cách doanh nghiệp mạng xã hội xử lý dữ liệu tiêu cực và đối phó phát ngôn thù địch, khủng bố trực tuyến. Liên minh Châu Âu trước đó cũng đã triệu tập được Facebook đến phiên điều trần chớp nhoáng hồi tháng 05/2018. Trong khi đó, tại Brazil, Facebook phải chống lại thông tin giả mạo trên các nền tảng mà hãng sở hữu trong cuộc bầu cử gần đây, còn WhatsApp lại bị cho là lan truyền thông tin sai lệch.
Các nhà lập pháp của 7 nước bảo lưu quan điểm rằng CEO Mark Zuckerberg là người phù hợp để trả lời các câu hỏi quan trọng về bảo mật, an toàn và chia sẻ dữ liệu. Làn sóng yêu cầu điều trần Zuckerberg bắt đầu từ đầu năm 2018 tại Anh, nơi ông Damian Collins, người đứng đầu ủy ban nghị viện về công nghệ, điều tra Facebook vì các hành vi sai trái, bao gồm cả quan hệ với hãng tư vấn chính trị Cambridge Analytica có hành vi xâm phạm dữ liệu trái phép của khoảng 87 triệu người dùng Facebook. Anh đã phạt Facebook nửa triệu bảng, nhưng Facebook vừa kháng cáo. Mark Zuckerberg liên tục từ chối xuất hiện trước các nhà lập pháp Anh.
Đầu tháng 11/2018, liên minh các nước tiếp tục kêu gọi người đứng đầu Facebook ra điều trần trước "Đại hội đồng quốc tế", bao gồm nhiều nhà hoạch định chính sách nhưng một lần nữa, Facebook cho rằng CEO Mark Zuckerberg không thể có mặt tại tất cả quốc hội được. Đến khoảng cuối tháng 11/2018, có thêm 3 nước tham gia liên minh nhằm thuyết phục Zuckerberg xuất hiện nhưng không thành công.
Ngoài các tranh cãi ở nước ngoài, Facebook còn phải đối mặt với các câu hỏi về chiêu "truyền thông bẩn" đã sử dụng để hạ bệ đối thủ như Apple, Google. Giám đốc chính sách Elliot Scharage thừa nhận đã thuê công ty tư vấn chính trị Definers điều tra người đứng sau nhóm nhà phê bình Facebook, và viết các bài báo tiêu cực về những người đối đầu hoặc công khai chỉ trích Facebook.
- Từ khóa :
- ,
- mạng xã hội Facebook
- ,
- Mark Zuckerberg
Gửi ý kiến của bạn