Các Nhà Khoa Học Đã Tìm Ra Nguồn Gốc Của Thác Máu Tại Nam Cực

28 Tháng Mười Một 20181:11 SA(Xem: 5616)
Các Nhà Khoa Học Đã Tìm Ra Nguồn Gốc Của Thác Máu Tại Nam Cực
Các Nhà Khoa Học Đã Tìm Ra Nguồn Gốc Của Thác Máu Tại Nam Cực

Ở Nam Cực, có một hiện tượng đáng sợ có tên là Thác Máu. Nó là một dòng nước phải dài tới 30 mét, dẫn một dòng nước đỏ như máu chảy dọc theo sông băng.

 

Trong nhiều thập kỉ, ta đã biết thứ gì khiến dòng thác có màu đỏ: là nước muối nhiễm oxide sắt. Nhưng đến khoảng tháng 11/2018, chúng ta mới biết nguồn của Thác Máu là từ một hồ nước ngầm cổ đại sâu dưới lòng băng.

 

Griffith Taylor, nhà thám hiểm người Úc, đã phát hiện ra Thác Máu trong một chuyến phiêu lưu Nam Cực hồi năm 1911. Thời điểm đó, thay vì dự đoán rằng có một thế lực thần bí nào đó đang tàn sát động vật nơi đỉnh thác, ông đưa ra lời dự đoán nước màu đỏ có thể là do nhiễm tảo. Steve Martin, nhà sử học khu vực Nam Cực cho biết: “Đúng là siêu thực, không thấy ở đâu trên Trái Đất. Khi nhà thám hiểm Griffith Taylor và các cộng sự chứng kiến dòng thác máu chảy đỏ khu vực Sông băng Taylor, vài người trong số họ đã phải suy nghĩ đôi chút về sự kì lạ nơi tận cùng Trái Đất”

 

Khi phân tích dòng nước, các nhà khoa học biết rõ tại sao nó có màu đỏ, lượng sắt lớn trong nước, tiếp xúc với oxy ngoài không khí nên bị oxy hóa, nhưng chẳng biết từ nguồn nào mà dòng Thác Máu đổ ra biển. Nhà khoa học Erin Pettit, một trong những người giải thích được bí ẩn Thác Máu cho biết: “Không rõ dòng thác đã lách đường nào qua lớp băng dày. Nếu nó bắt nguồn từ thượng nguồn sông băng và chảy dần xuống hạ lưu”. Thay vào đó, nước mặn bắn ra từ điểm cao của sông băng rồi chảy ra rìa, xuống một cái hồ gần đó.

 

Để tìm ra được vị trí chính xác của nguồn nước, bà Pettit và đội ngũ băng qua vùng băng rộng lớn, sử dụng công cụ cảm biến nhờ sóng vô tuyến để đo đạc khu vực. Sóng vô tuyến sẽ đi xuyên qua lớp băng dày một cách dễ dàng, sẽ chỉ dừng lại khi gặp dòng nước mặn tiếp nước cho Thác Máu. Thăm dò từng bước, nguồn của thác sẽ lộ diện. Và họ lần tới được một cái hồ cổ đại nằm sâu trong lòng băng.

 

Sau khi đăng tải báo cáo khoa học, đội ngũ các nhà nghiên cứu có thể khẳng định lại vị trí hồ nước cổ đại một lần nữa khi một đội ngũ đào băng được cử tới khu vực, khoảng một năm sau khi báo cáo khoa học được công bố. Sử dụng bản đồ đã vẽ trước đó, đội khoan băng xác định chính xác địa điểm cần đào và từ lỗ khoan, dòng nước đỏ như máu chảy ra. Nhưng không chỉ có nước! Nghiên cứu dòng nước, các nhà khoa học khám phá ra các dạng sống chịu đựng được môi trường khắc nghiệt: những con vi khuẩn có thể sống trong nước siêu mặn và cực lạnh, nồng độ sắt cực cao, không biết tới ánh sáng Mặt Trời là gì. Hóa ra chúng có sức sống rất mạnh mẽ, việc nghiên cứu kĩ càng các vi sinh vật sẽ có thể cho ta cách thức đối phó với môi trường cực kì khắc nghiệt, như trên Vũ trụ chẳng hạn.

 

Nhà nghiên cứu Martin chia sẻ: “Khám phá đầu tiên đã dẫn đường cho chúng tôi tới thêm nhiều khám phá và nhiều lời giải thích khác. Nam Cực vẫn chưa bật mí toàn bộ bí mật mà vùng đất vẫn đang cất giấu”

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).