Microsoft Cảnh Báo Về Những Nguy Cơ Của Công Nghệ Nhận Diện Gương Mặt

11 Tháng Mười Hai 201812:00 SA(Xem: 4627)
Microsoft Cảnh Báo Về Những Nguy Cơ Của Công Nghệ Nhận Diện Gương Mặt
Microsoft Cảnh Báo Về Những Nguy Cơ Của Công Nghệ Nhận Diện Gương Mặt

Công nghệ nhận diện gương mặt cực kỳ tinh vi là điểm chủ chốt của rất nhiều chính sách an ninh nghiêm ngặt đã, đang và sẽ được triển khai tại Trung Quốc. Với hơn 200 triệu camera giám sát - nhiều gấp 4 lần số lượng camera giám sát tương ứng ở Mỹ - các hệ thống nhận diện gương mặt của Trung Quốc có thể theo dõi hành tung của nhiều đối tượng trong diện nghi vấn của Chính phủ, ngăn chặn xâm nhập vào các tổ hợp nhà ở, và bêu xấu những người vi phạm luật giao thông bằng cách đưa gương mặt họ lên các bảng quảng cáo khổng lồ đặt ở những khu phố lớn đông người qua lại.

 

Những công nghệ như vậy rồi cũng sẽ xuất hiện tại Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới, không sớm thì muộn, có thể dưới một số hình thức khác biệt. Nhưng trước khi điều đó xảy ra, các tổ chức công và tư đã tìm cách cảnh báo các nguy cơ của nó.

 

AI Now là một tổ chức liên kết với Đại học New York, với thành viên đến từ các công ty công nghệ như Google và Microsoft. Khoảng đầu tháng 12/2018, AI Now đã kêu gọi chính phủ quản lý việc sử dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo và nhận diện gương mặt trước khi chúng có những tác động xấu đến những quyền cơ bản của công dân. Theo đó, nhận diện gương mặt và nhận diện ảnh hưởng cần được quản lý nghiêm ngặt để bảo vệ lợi ích công dân. Những quy chế như vậy nên được đưa vào luật quốc gia vốn được giám sát chặt chẽ, với những hạn chế rõ ràng, và minh bạch. Các cộng đồng dân cư phải có quyền từ chối áp dụng những công nghệ mới trong bối cảnh công lẫn tư. Việc chỉ thông báo công khai việc áp dụng những công nghệ mới là chưa đủ, và cần có sự xem xét, đánh giá kỹ càng bởi những nguy hiểm của vấn đề giám sát liên tục quy mô lớn và mang tính cưỡng chế.

 

Các nhà nghiên cứu AI Now đặc biệt quan ngại về thứ gọi là "nhận diện ảnh hưởng" - một công nghệ xác định cảm xúc của con người và có thể tận dụng điều đó để điều khiển họ thông qua các thuật toán máy học machine learning. Meredith Whittaker, nhà đồng sáng lập AI Now đang làm việc tại Google, cho biết: “Đã đến lúc ngừng nói về vấn đề trách nhiệm. Hãy bàn về những gì chúng ta phải làm với điều đó”.

 

Chủ tịch Microsoft, Brad Smith, cũng nêu ra một số quan ngại trong buổi nói chuyện tại Viện Brookings: “Chúng tôi tin rằng việc chính phủ trong năm 2019 cần bắt đầu áp dụng những điều luật để quản lý công nghệ mới là rất quan trọng. Công nghệ nhận diện gương mặt hiện chỉ mới xuất hiện. Trừ khi chúng ta hành động ngay, nếu không trong 5 năm tiếp theo, các dịch vụ nhận diện gương mặt sẽ lan tràn theo nhiều cách có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội. Đến lúc đó, giải quyết những những thách thức kia sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều”. Ông còn cho biết rằng sẽ không tốt cho cả thế giới nêu các công ty công nghệ buộc phải chọn giữa trách nhiệm xã hội và thành công trên thị trường, và cần phải xây dựng một gương khổ trách nhiệm hỗ trợ cạnh tranh lành mạnh; điều đó đòi hỏi phải đảm bảo công nghệ nhận diện gương mặt, cùng các tổ chức phát triển và sử dụng nó, phải được giám sát bởi pháp quyền.

 

Bản tin của AI Now xuất hiện chỉ một ngày sau khi có thông tin cho rằng Sở Mật vụ Mỹ có kế hoạch triển khai nhận diện gương mặt ngoài phạm vi Nhà Trắng. Có thể nghi ngờ rằng, việc mà cơ quan gọi là “thử nghiệm” sẽ không chỉ dừng ở mức “thử nghiệm”: “ACLU nói rằng đợt thử nghiệm hiện tại có phạm vi khá hẹp, nhưng nó vẽ ra một con đường quan trọng bằng cách mở cửa cho công nghệ mới được thoải mái giám sát đường phố Mỹ - như con đường bên ngoài Nhà Trắng (công nghệ được ứng dụng có khả năng phân tích các gương mặt trong phạm vi gần 20 mét tính từ camera). Nhận diện gương mặt là một trong những công nghệ sinh trắc học nguy hiểm nhất xét từ góc nhìn quyền riêng tư, vì nó có thể dễ dàng được nhân rộng và lạm dụng - bao gồm việc triển khai trên quy mô lớn mà không cần sự cho phép của mọi người”

 

Có lẽ sự ám ảnh mà người Mỹ đang chịu đựng về việc bị chính phủ giám sát sẽ ngăn không cho những công nghệ kiểu Trung Quốc trở thành hiện thực. Nhưng liệu điều đó có khiến Tổng thống Donald Trump chùn bước? Các thông tin mới hơn sẽ được cập nhật sớm nhất có thể.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).