EU Đặt Mục Tiêu "Cân Bằng Khí Hậu" Vào Năm 2050

09 Tháng Mười Hai 201811:20 CH(Xem: 4514)
EU Đặt Mục Tiêu "Cân Bằng Khí Hậu" Vào Năm 2050
EU Đặt Mục Tiêu - Cân Bằng Khí Hậu - Vào Năm 2050

Liên minh các nước Châu Âu đã cam kết sẽ thực hiện các bước quan trọng để hạn chế ảnh hưởng của họ đối với khí hậu. Tháng 12/2018, họ đã đưa ra một mục tiêu tham vọng hơn. Theo đó, EU hy vọng sẽ đạt được một nền kinh tế "cân bằng với khí hậu" vào năm 2050 – có nghĩa là không phát thải khí nhà kính vượt mức ảnh hưởng môi trường. Chiến lược mới sẽ liên quan đến việc sử dụng năng lượng tái tạo rộng hơn (khoảng 80% vào năm 2050), kéo theo đó là một sự thay đổi trong ngành vận tải điện và ngành công nghiệp không tạo ra cacbon.

 

Theo ủy viên năng lượng Maroš Šefčovič, để làm được điều này, EU phải đầu tư bổ sung đáng kể. EU ước tính cần 175 - 290 tỷ Euro (khoảng 199 – 330 tỷ USD) mỗi năm cho kế hoạch đầy tham vọng. Tuy nhiên, EU tin rằng có thể tiết kiệm được chi phí bằng cách cắt giảm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, nâng cấp chất lượng không khí, nhờ đó giảm chi phí chăm sóc sức khỏe.

 

Có nhiều bằng chứng lịch sử cho thấy tăng trưởng kinh tế và thân thiện với môi trường không loại trừ lẫn nhau. Šefčovič tiết lộ phát thải đã giảm 22% kể từ năm 1990 ngay cả khi tổng sản phẩm quốc nội tăng 58%. Ông thừa nhận rằng các chính phủ không thể tự xử lý tất cả các khoản đầu tư và hứa hẹn sẽ khuyến khích các công ty tư nhân tham gia vào dự án.

 

Liệu EU có đạt được mục tiêu hay không? Mỗi quốc gia riêng lẻ đều có những ý kiến phản đối riêng. Đức nói chung chống lại các mục tiêu giảm khí thải cao hơn cho xe hơi, trong khi Ba Lan phụ thuộc nhiều vào than và không có khả năng chào đón những nỗ lực để đóng cửa chúng, ngay cả khi chúng được thay thế bằng các thiết bị năng lượng Mặt trời và gió. EU cũng sẽ đối mặt với sự chống đối của các nhà lãnh đạo quốc gia như Viktor Orbán của Hungary, người có thể phản đối những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế. Mục tiêu là một khởi đầu quan trọng, nhưng quá trình có thể diễn ra chậm trễ vì gặp phải phản đối từ một số nước.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).