Các Nhà Khoa Học Lập Trình Lại Da, Biến Thành Tế Bào Tiêu Diệt Ung Thư

12 Tháng Mười Hai 20181:01 SA(Xem: 4697)
Các Nhà Khoa Học Lập Trình Lại Da, Biến Thành Tế Bào Tiêu Diệt Ung Thư
Các Nhà Khoa Học Lập Trình Lại Da, Biến Thành Tế Bào Tiêu Diệt Ung Thư

Làn da là cơ quan có diện tích lớn nhất trên cơ thể, bao bọc và chở che cho chúng ta một cách hết sức kỳ diệu. Mỗi ngày, có khoảng 500 triệu tế bào da bị bong ra khỏi cơ thể, nhưng bởi cấu trúc tetrakaidecahedron mà da chúng ta sẽ không bao giờ bị thủng hay hở.

 

Sự kỳ diệu của làn da còn tiến thêm một bước nữa, khi các nhà khoa học Thụy Điển có thể biến da người thành những tế bào có khả năng tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư.

 

Khi làn da bị rách, các vi sinh vật như vi khuẩn và virus có thể xâm nhập vào máu và tấn công cơ thể chúng ta. Lúc này, một đội quân miễn dịch là các tế bào T sẽ được tập hợp để đánh đuổi và tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, các tế bào T phải nhờ đến một loại tế bào chỉ điểm, gọi là tế bào đuôi gai để tìm kiếm và đánh dấu mọi sinh vật ngoại lai và đáng ngờ có khả năng gây hại cho cơ thể. Nhưng tế bào đuôi gai bình thường lại không có khả năng phát hiện ra tế bào ung thư, chúng coi ung thư là một phần của cơ thể.

 

Vì vậy, hệ thống miễn dịch tự nhiên để tế bào ung thư phát triển và nhân lên trong cơ thể chúng ta.

 

Khoảng giữa tháng 12/2018, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Lund ở Thụy Điển đã phát triển một quá trình tái lập trình tế bào da người thành tế bào đuôi gai. Các tế bào đuôi gai được họ hướng dẫn để phát hiện ra các tế bào ung thư rất nhanh chóng và hiệu quả. Quá trình mới được gọi là tái lập trình trực tiếp, đã được công bố trên tạp chí Science Immunology.

 

Filipe Pereira, trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Lund cho biết: “Từ một phần mô lấy trên da, chúng tôi có thể nuôi dưỡng hàng triệu tế bào và lập trình lại chúng thành các tế bào đuôi gai trong một quá trình chỉ mất 9 ngày”

 

Các tế bào không chỉ được lập trình lại để có khả năng cảnh báo hệ thống miễn dịch của cơ thể trước các tế bào ung thư, mà chúng còn có thể tìm ra các mục tiêu cụ thể, dưới sự hướng dẫn trước của các nhà khoa học. Điều này sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của một liệu pháp miễn dịch mới, an toàn và giảm tỷ lệ bị đề kháng.

 

Chống lại ung thư bằng hệ thống miễn dịch của cơ thể không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Đôi khi, ung thư có thể khiến các tế bào đuôi gai hoạt động theo nhiều cách khác thường và không như các bác sĩ mong đợi. Cơ thể bệnh nhân cũng có thể từ chối nhiều loại hình điều trị miễn dịch khác nhau. Với cách lập trình lại tế bào da của bệnh nhân thành tế bào đuôi gai, các nhà khoa học có thể cung cấp thêm cho bệnh nhân một cơ hội để chiến đấu lại với ung thư. Cũng vì các tế bào miễn dịch được tạo ra từ chính cơ thể của bệnh nhân, cơ hội điều trị bị kháng lại sẽ giảm đáng kể.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).