Nguyên Liệu Cần Thiết Để Sản Xuất Động Cơ Xe Điện Ngày Càng Khó Khai Thác

17 Tháng Mười Hai 201812:54 SA(Xem: 7008)
Nguyên Liệu Cần Thiết Để Sản Xuất Động Cơ Xe Điện Ngày Càng Khó Khai Thác
Nguyên Liệu Cần Thiết Để Sản Xuất Động Cơ Xe Điện Ngày Càng Khó Khai Thác

Hầu hết xe điện hiện nay được vận hành dựa trên động cơ nam châm vĩnh cửu, với lợi thế về kích thước lẫn hiệu suất hoạt động. Nhưng nhu cầu ngày càng cao về việc đẩy mạnh công suất, các nhà chế tạo cần những thỏi nam châm có lực mạnh hơn, kéo theo đó chính là nhu cầu về nguyên liệu làm nên chúng – các nguyên tố đất hiếm. Một trong số các nguyên tố chính là Neodymi (Nd) vốn có rất nhiều bên trong lòng Trái Đất nhưng việc khai thác chúng đòi hỏi qua nhiều quá trình phức tạp và không hề dễ dàng.

 

Hơn 90% việc khai thác các nguyên tố đất hiếm phục vụ cho sản xuất động cơ điện diễn ra ở Trung Quốc và trong số đó, nhiều đơn vị đang thực hiện điều đó mà không phải thuân thủ bất kỳ quy tắc nào về an toàn lao động cũng như các ảnh hưởng đến môi trường. Hiện nay, chính phủ cũng đã ban hành các quy định mới nhằm hạn chế việc khai thác không có giấy phép, nhưng bấy nhiêu vẫn chỉ là nỗ lực nhỏ nhoi để giúp tình hình bớt căng thẳng hơn. Một công ty thuộc nhà nước Trung Quốc thậm chí cũng đã bị đình chỉ hoạt động hồi tháng 07/2018 vì các cáo buộc liên quan đến việc làm ô nhiễm nguồn nước trong khu vực.

 

Tăng hiệu suất hoạt động của xe điện đòi hỏi sự hiện diện của những thiết bị điện tử mới và nguyên liệu để làm ra chúng có thể là thiếc, Tantan, vonfram và vàng. Những nguyên tố kết hợp cùng với Coban trong pin sẽ cho ra đời những thế hệ động cơ cho phạm vi hoạt động lớn hơn. Tuy nhiên, Công hòa Dân chủ Congo, quốc gia khai thác Coban thuộc dạng hàng đầu thế giới lại là nơi có ngành công nghiệp khai thác đầy rẫy những vấn đề về nhân quyền. Một báo cáo của UNICEF ước tính có đến 40,000 trẻ em đang làm việc trong các mỏ khoáng sản tại đây, nơi các em phải thường xuyên tiếp xúc với bụi độc hại và làm việc trong những căn hầm tối và nguy hiểm.

 

Lo ngại về sự bấn ổn của chuỗi cung ứng, nhiều công ty cũng đang bắt đầu triển khai các kế hoạch khác nhau nhằm giảm sự phụ thuộc vào các nguyên tố đất hiếm. Toyota đã tìm ra cách giảm hàm lượng neodymium trong nam châm động cơ điện khoảng 20% bằng cách thay thế bằng các nguyên tố khác. Năm 2012, động cơ điện được trang bị trên mẫu Nissan đã sử dụng ít hơn 40% Dysprosi so với trước đó.

 

Tesla khẳng định rằng hàm lượng Coban dùng trong các cell pin của hãng thấp hơn rất nhiều so với các đối thủ. Ngoài ra, đối tác của hãng là Panasonic hiện cũng đang nghiên cứu phát triển loại pin không dùng Coban. Tháng 05/2018, Bộ Nội vụ Mỹ liệt kê các nguyên tố đất hiếm, khoáng sản xung đột (Conflict Minerals) và cả Coban vào danh sách 35 loại khoáng sản được coi là quan trọng với an ninh kinh tế và quốc gia Mỹ. Danh sách là cách chính phủ kêu gọi các công ty hạn chế sự phụ thuộc vào các nguồn nước ngoài đối với những loại khoáng sản nêu trên, đồng thời tìm cách để tái chế chúng một cách có hiệu quả.

51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
11Vote
32
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).