Boeing Khai Trương Nhà Máy Đầu Tiên Tại Trung Quốc

18 Tháng Mười Hai 20184:28 SA(Xem: 4821)
Boeing Khai Trương Nhà Máy Đầu Tiên Tại Trung Quốc
Boeing Khai Trương Nhà Máy Đầu Tiên Tại Trung Quốc

Khoảng giữa tháng 12/2018, Boeing đã khánh thành nhà máy đầu tiên tại Trung Quốc thuộc dây chuyền lắp ráp và hoàn thiện dòng máy bay phản lực thương mại thân hẹp 737. Đây cũng là động thái nhấn mạnh cam kết của Boeing đối với thị trường máy bay lớn nhất thế giới trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày một gia tăng.

 

Theo đó, nhà máy được xây dựng trong hơn 1 năm đặt tại Chu Sản - một tỉnh thuộc Chiết Giang, cách Thượng Hải 145 km về phía đông nam. Đây là kết quả từ liên doanh Boeing - Comac (Commercial Aircraft Corp) của Trung Quốc và cũng là một cột mốc đáng chú ý, một chiến lược hiếm thấy của hãng hàng không lớn đến từ Mỹ. Dù kế hoạch xây dựng nhà máy đã có từ trước khi ông Donald Trump được bầu làm tổng thống Mỹ, nhưng mây đen vẫn đang bao trùm lên buổi lễ khánh thành của Boeing khi Trung Quốc và Mỹ đang rất căng thẳng về thương mại lẫn chính trị.

 

Cơ sở tại Chu Sản được xem là biểu tượng của động thái cân bằng đối với Boeing tại Trung Quốc, có vai trò giúp hoàn thiện những chiếc Boeing 737 được lắp ráp hoàn chỉnh tại nhà máy ở Seattle bay sang trước khi chuyển giao chúng cho khách hàng địa phương, tức những hãng hàng không của Trung Quốc.

 

Trung Quốc có thật sự là thị trường cực quan trọng đối với Boeing?

 

Cứ 4 chiếc máy bay của Boeing xuất xưởng thì 1 chiếc được chuyển đến Trung Quốc và những hãng hàng không Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của dòng 737 - đây cũng là dòng máy bay phản lực thương mại mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Boeing.          Trung Quốc dự kiến sẽ cần khoảng 7700 máy bay trong vòng 20 năm tiếp theo để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày một tăng của tầng lớp trung lưu. Điều đó thể hiện cơ hội thị trường có giá trị đến 1 nghìn tỷ USD cho Boeing, Airbus cũng như đối thủ nội địa là Comac.

 

Việc chuyển giao phần sản xuất phụ cho cơ sở ở Trung Quốc cũng sẽ giải phóng công suất cho dây chuyền sản xuất tại Mỹ trước tình hình Boeing đang tăng tốc sản xuất dòng 737. Hiện Boeing chỉ dùng cơ sở duy nhất ở Renton, Washington để chế tạo dòng máy bay thân hẹp. Trong khi đó Airbus có 4 nhà máy tương tự, đặt rải rác trên toàn cầu trong đó có Trung Quốc để sản xuất dòng A320 cạnh tranh trực tiếp với 737.

 

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất của Boeing tại Trung Quốc có thể sẽ bị đe doạ bởi Airbus với các dự án công nghiệp đầu tư lớn và cuộc chiến thương mại do tổng thống Donald Trump phát động. Dù ngành công nghiệp hàng không không nằm trong danh sách ảnh hưởng trong bão cấm vận, nhưng Trung Quốc đã gởi những tín hiệu nhắc nhở nó cũng có thể bị đe doạ.

 

Cụ thể là Trung Quốc đã áp thuế lên trên các phiên bản 737 cũ. Điều này khiến Xiamen Airlines, hãng hàng không thuộc sở hữu của China Southern Airlines và cũng là đối tác khai thác độc quyền máy bay Boeing trong hơn 30 năm, đã buộc phải đàm phán với Airbus để tìm kiếm giải pháp thay thế.

 

Boeing hiện là nhà xuất khẩu lớn nhất của Mỹ, đã kêu gọi chính phủ 2 nước giải quyết những tranh chấp thương mại và bảo vệ ngành hàng không vũ trụ, vốn tạo ra trị giá giao dịch khoảng 80 tỷ USD mỗi năm cho Mỹ. Dennis Muilenburg, Giám đốc điều hành Boeing chia sẻ: “Cả 2 quốc gia đều có động lực để sở hữu một hệ sinh thái hàng không vũ trụ lành mạnh. Điều chắc chắn là chúng tôi sẽ kết hợp chặt chẽ với chính phủ 2 nước và sẽ làm những gì có thể để hỗ trợ, giúp đỡ cả 2 bên đạt được kết quả tích cực”

 

Boeing vẫn chậm chân so với Airbus khi nhà sản xuất máy bay liên doanh 4 nước Châu Âu đã đặt nhà máy lắp ráp dòng A320 thân hẹp tại Trung Quốc từ nhiều năm qua, và cũng vừa mới mở rộng cơ cở tại Thiên Tân với trung tâm hoàn thiện và chuyển giao máy bay mới dành cho dòng A320. Cũng giống như cơ sở của Boeing tại Chu Sản, những thứ như ghế ngồi và trang thiết bị trong cabin đều được sản xuất và chuyển từ nơi khác đến trước khi được lắp vào máy bay.

 

Boeing rất thận trọng trong khâu chuyển giao công nghệ tại Trung Quốc, và điều này phản ánh chiến lược sản xuất truyền thống của hãng – chỉ xoay quanh khu vực Seattle. Từ trước đến nay, Boeing không có bất cứ nhà máy nào đặt tại nước ngoài dù khi mua lại McDonnell Douglas năm 1997, hãng đã đầu tư mạnh vào hoạt động sản xuất dòng MD-80 tại Trung Quốc nhưng nỗ lực đã bất thành.

 

Và dù Boeing đang có doanh số bán tốt hơn so với Airbus tại Trung Quốc nhưng khoảng cách đang rút ngắn lại. Theo dữ liệu từ Trung tâm hàng không CAPA, đến tháng 08/2018, Boeing có tổng cộng 1670 chiếc máy bay đang hoạt động tại Trung Quốc, theo sát ngay sau là Airbus với 1,598 chiếc. Airbus cũng đã tuyển dụng lại một quan chức kỳ cựu của Trung Quốc làm giám đốc cơ sở tại đây, nhằm nâng cao mối quan hệ giữa hãng và chính phủ, khách hàng, và cũng đã khai trương một trung tâm sáng tạo tại Thượng Hải.

 

Theo giới phân tích, Trung Quốc được kỳ vọng là thị trường trọng điểm của Boeing đối với dòng máy bay phản lực thương mại thân hẹp trong tương lai, và nhà máy tại Chu Sản là nền tảng đầu tiên. Liệu Boeing có bị ảnh hưởng bởi sức ép từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung? Ông Trump sẽ sớm có phản hồi.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).