Khoảng giữa tháng 12/2018, một dự án thí điểm blockchain để đổi mới dịch vụ hậu cần tại cảng Busan nhằm xác định công nghệ blockchain có thể tăng sự minh bạch giữa tất cả các bên trong ngành hậu cần hay không, đồng thời hợp lý hóa các quy trình hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu và cho phép chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực.
Theo thông cáo báo chí từ Bộ Khoa học, Công Nghệ Thông Tin và Kế hoạch Tương lai (MSIT),hai bộ thuộc chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra một dự án thí điểm blockchain để đổi mới dịch vụ hậu cần cảng. MSIT, cùng với Bộ Đại dương và Ngư nghiệp, được cho là đang thử nghiệm xem liệu công nghệ mới có thể làm cho ngành vận tải container Hàn Quốc hiệu quả hơn.
Theo thông cáo báo chí phác thảo, dự án thí điểm sẽ hoạt động trong khoảng thời gian 1 năm tại cảng Busan, cảng lớn nhất nước và cảng thứ 5 bận rộn nhất trên toàn thế giới. Cả hai bộ đã hợp tác trong dự án vào đầu năm 2018, như là một phần của "Chiến lược phát triển công nghệ Blockchain", được MSIT công bố chính thức vào tháng 06/2018.
Như đã báo cáo, các dự án thí điểm cốt lõi khác trong chiến lược được lên kế hoạch trên các lĩnh vực bất động sản, bỏ phiếu trực tuyến, quản lý hồ sơ chăn nuôi, thủ tục hải quan và phân phối tài liệu điện tử quốc tế. Chiến lược tổng thể nhằm mục đích tăng 230 tỷ Won (khoảng 204 triệu USD) vào năm 2022.
Nếu dự án thí điểm vận chuyển blockchain hậu cần tại Busan chứng minh thành công, cả hai bộ đều có kế hoạch mở rộng sáng kiến trên các cảng khác trên toàn quốc.
Tháng 06/2018, Hàn Quốc đã tuyên bố hợp tác với Bộ Ngoại giao Mỹ để tăng cường hợp tác hai nước trong việc thúc đẩy cuộc cách mạng được gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0). Thuật ngữ đã được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đưa ra để chỉ ra một loạt các công nghệ đột phá mà về cơ bản, nó sẽ thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và liên quan đến người khác trên toàn thế giới. WEF nhận ra vai trò chính của blockchain trong cuộc cách mạng vào đầu năm 2016.
- Từ khóa :
- Hàn Quốc
- ,
- Blockchain
- ,
- Cảng Busan
Gửi ý kiến của bạn