Chiến Tranh Thương Mại Gây Tổn Hại Cho Foxconn, Nhưng Mang Lợi Cho Samsung

31 Tháng Mười Hai 201812:11 SA(Xem: 4432)
Chiến Tranh Thương Mại Gây Tổn Hại Cho Foxconn, Nhưng Mang Lợi Cho Samsung
Chiến Tranh Thương Mại Gây Tổn Hại Cho Foxconn, Nhưng Mang Lợi Cho Samsung

Khoảng cuối tháng 12/2018, trong một cuộc khảo sát, các nhà phân tích thị trường cho rằng Samsung và các công ty chuyển hướng sản xuất sang khu vực Đông Nam Á sẽ trỗi dậy như những đối tượng hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại trong năm 2019.

 

Các nhà phân tích cũng cho rằng những căng thẳng trong năm 2018 có thể tiếp tục leo thang trong năm 2019. Tuy nhiên, các doanh nghiệp viễn thông không liên quan tới Trung Quốc lại là những công ty mà các nhà đầu tư nên lưu ý.

 

Mỹ ngày càng tỏ ra lo lắng trước sự vươn lên của các công ty Trung Quốc và những rủi ro liên quan tới bảo mật và an ninh mạng. Trong khi đó, Samsung lại là cái tên được hưởng lợi nhất từ những động thái tẩy chay sản phẩm viễn thông Trung Quốc của Washington và các quốc gia khác.

 

Trước sự nổi lên của lĩnh vực công nghệ không dây thế hệ 5 (5G), ông Kim Yong  Woo, nhà phân tích thị trường thuộc công ty SK Securities có trụ sở tại Seoul, dự đoán: “Việc Mỹ và các quốc gia thân cận cấm các sử dụng phần cứng của Huawei sẽ mang lại lợi ích cho Samsung”. Samsung là công ty cung cấp thiết bị viễn thông cho nhà mạng hàng đầu của Mỹ Verizon và trong năm 2018, và đã ra mắt gói dịch vụ 5G. Samsung được dự đoán sẽ sẽ nhận thêm những đơn đặt hàng từ các quốc gia khác.

 

Ông Kim cũng cho biết thêm: “Doanh số của kinh doanh mạng thu được từ các trạm cơ sở của Samsung có thể đạt ít nhất 4,000 tỷ Won (khoảng 3.58 tỷ USD), gấp đôi mức 2017”.

 

Năm 2018 chứng kiến Mỹ áp dụng lệnh thuế trừng phạt bổ sung với 250 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc tương đương với khoảng 50% trong tổng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Washington có vẻ sẽ tăng thuế suất hoặc mở rộng phạm vị thuế với nhiều hàng hóa khác. Mỹ có thể chọn làm cả hai như một điều tra cơ bản về các hoạt động thương mại của Trung Quốc như chuyển giao công nghệ bắt buộc và vi phạm luật sở hữu trí tuệ.

 

Charles Hsiao, chủ tịch Dịch vụ Đầu tư Chứng khoán Fubon, Đài Loan (Trung Quốc) dự đoán rằng nhiều nhà sản xuất Đài Loan sẽ bị ảnh hưởng: “Các nhà sản xuất Đài Loan sản xuất các sản phẩm như máy tính cá nhân, smartphone ở Trung Quốc rồi xuất khẩu đi Mỹ không thể tránh khỏi những tổn thất lớn”. Ông cũng cho biết các công ty dệt may chuyển các hoạt động sản xuất của mình sang khu vực Đông Nam Á sẽ không bị ảnh hưởng quá lớn.

 

Công ty Đài Loan Hon Hai Precision Industry, hay còn là công ty sản xuất linh kiện điện tử Foxconn Technology, Công ty điện tử Compal Đài Loan và công ty máy tính Quanta sẽ nằm trong nhóm chịu những tổn thất to lớn. Carmen Lee, nhà nghiên cứu làm việc tại Phòng Nghiên cứu đầu tư OCBC, Singapore cho biết các công ty công nghiệp Trung Quốc phụ thuộc lớn vào xuất khẩu sang Mỹ như dệt may và điện tử có thể bị ảnh hưởng rất nặng.

 

Trong khi đó, Paul Kitney, một chiến lược gia nghiên cứu về khu vực Thái Bình Dương tại tập đoàn Daiwa Capital Market, Hong Kong cho biết nhà sản xuất thiết bị viễn thông ZTE và tập đoàn sản xuất điện tử TCL rất có thể sẽ đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2019. Ông cũng nhắc tên một công ty khác là Li&Fung sản xuất may mặc và đồ gia dụng có trụ sở giao dịch tại Hong Kong có khả năng phải chịu những rủi ro khác.

 

 

Một trong số những công ty May mặc ở Đài Loan là công ty Dệt may Eclat, đã ngừng hoạt động các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc của mình do đòi hỏi tăng lương và chuyển các nhà máy sang các quốc gia Đông Nam Á khác. Nhà cung cấp cho Nike, Adidas và Under Armour, đang bận rộn giải quyết thắc mắc từ khách hàng với mong muốn tránh những rủi ro của chiến tranh thương mại mang lại.

 

Nếu cả Mỹ và Trung Quốc cùng đặt ra những lệnh thuế trừng phạt lẫn nhau, thì xuất khẩu của các quốc gia và khu vực khác sang hai cường quốc sẽ tăng lên. Trevor Kalcic, trưởng Phòng nghiên cứu vốn chủ sở hữu ASEAN tại Nomura Securities cho biết các công ty thuộc Liên hiệp các nước Đông Nam Á "có thể thắng tương đối lớn". Ông đã nêu tên nhà sản xuất hóa chất Malaysia, Tập đoàn hóa chất Petronas. Những người hưởng lợi khác trong đó có Tập đoàn Xi-măng Siam của Thái Lan chuyên về các sản phẩm xây dựng và công nghiệp.

 

Paul Kitney, chiến lược gia nghiên cứu tại tập đoàn Daiwa cho rằng Công ty xây dựng Đường sắt Trung Quốc sẽ thắng lợi trong năm 2019, vì Bắc Kinh rất có thể sẽ thúc đẩy đầu tư vào các dự án xây dựng đường sắt, đường bộ và cơ sở hạ tầng khác bằng việc cấp phép cho trái phiếu chính phủ.

 

Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ sẽ gây ra hệ quả trên diện rộng, thậm chí ảnh hưởng đến các doanh nghiệp không có quan hệ thương mại trực tiếp giữa hai bên.

 

Công ty dịch vụ tư vấn Tata là một công ty dịch vụ công nghệ thông tin dẫn đầu ở Ấn Độ thu về doanh số lớn, trong đó hơn 50% từ thị trường Bắc Mỹ. Theo ông Manish Gunwani, giám đốc đầu tư của Công ty quản lý tài sản Reliance Nippon Life, công ty Tata sẽ gặp nhiều bất lợi lớn nếu các công ty Mỹ cắt giảm đầu tư vào công nghệ thông tin.

 

Tuy nhiên, các nhà đầu từ cũng nhìn thấy điểm sáng từ những công ty đang chuẩn bị khai thác những lĩnh vực mới nổi như trí tuệ nhân tạo và 5G. Công ty sản xuất thiết bị bán dẫn ở Đài Loan là một ví dụ. Công ty càng ngày nhận được nhiều đơn hàng từ những công ty sản xuất chip lớn của Mỹ như Nvidia và công ty sản xuất linh kiện bán dẫn Advanced Micro Devices (AMD).

 

Khi đánh giá các công ty, các nhà phân tích chỉ ra những công ty ở Ấn Độ đang góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước. Các công ty trong lĩnh vực năng lượng điện đang phấn đấu để đáp ứng được nhu cầu trong nước nhận được nhiều sự chú ý. Ông Gunwani, thuộc Reliance Nippon cho biết, hàng hóa theo nhu cầu trong nước bị đánh giá thấp bởi chúng bị hạn chế tăng trưởng trong 3 - 4 năm qua. Ông dành sự quan tâm cho nhà sản xuất nhiệt điện quốc gia của Ấn Độ (NTPC) và Công ty điện lực Power Grid Ấn Độ, một công ty điện lực quốc doanh.

 

Viễn thông Singapore hay Singtel được cho là "chắc chắn sẽ hưởng lợi" từ những đề xuất sáng kiến quốc gia của chính phủ Singapore. Delta Electronics, một nhà sản xuất năng lượng của Đài Loan, đang được kỳ vọng sẽ chạy thử xe điện tử và sóng tự động hóa sản xuất. Công ty phục vụ cho hãng xe BMW của Đức cũng như các nhà sản xuất xe hơi hàng đầu Trung Quốc.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).