Vì Sao iPhone Ế Ẩm Tại Trung Quốc?

04 Tháng Giêng 20191:16 SA(Xem: 7753)
Vì Sao iPhone Ế Ẩm Tại Trung Quốc?
Vì Sao iPhone Ế Ẩm Tại Trung Quốc?

Hồi năm 2018, Xu Yechuyi, một sinh viên Thượng Hải, muốn mua iPhone mới nhưng không đủ tiền mua hàng chính hãng. Do đó, cô chọn mua iPhone 6S đã qua sử dụng với giá chưa bằng 1/3 giá niêm yết. Xu Yechuyi, 22 tuổi, không phải khách hàng duy nhất chọn mua iPhone ngoài cửa hàng Apple mà chuyển sang thị trường đồ cũ.

 

Xu hướng mua thiết bị cũ càng tăng thêm các thách thức mà Apple đang đối mặt tại thị trường smartphone lớn nhất thế giới, nơi hãng đánh mất thị phần vào tay các đối thủ nội địa cả ở phân khúc cao cấp và thấp cấp.

 

Mẫu iPhone đầu tiên bán tại Trung Quốc năm 2009 đã giúp Apple ghi nhận lợi nhuận kỷ lục. Tuy nhiên, mẫu iPhone đắt nhất lịch sử ra mắt năm 2018 (9,599 Nhân dân tệ) lại trùng với giai đoạn kinh tế và thị trường smartphone giảm tốc, trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung trở nên căng thẳng. Các sản phẩm iPhone bán kém tại Trung Quốc khiến Apple phải giảm mức dự báo doanh thu quý lần đầu tiên sau một thập kỷ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cổ phiếu và các đối tác cung ứng. CEO Tim Cook đổ lỗi cho chiến tranh thương mại và kinh tế.

 

Ngoài ra, lòng tin của người dùng cũng giảm kể từ giữa năm 2018, tác động lên toàn bộ nền kinh tế, từ doanh số bán lẻ, phòng vé đến doanh số xe hơi.

 

Hai yếu tố cộng hưởng lại là môi trường để thị trường smartphone đã qua sử dụng mở rộng. Hãng nghiên cứu iMedia Research dự báo có 144 triệu người dùng smartphone cũ trong năm 2019, tăng 1/3 so với năm 2018. Giám đốc nghiên cứu cao cấp Kiranjeet Kaur của IDC đánh giá kinh tế vĩ mô không đứng về phía Apple. Chi tiêu của mọi người đang giảm.

 

Một công nhân họ Zhou đang làm tại công ty tân trang điện thoại cho biết lượng người muốn nâng cấp iPhone cũ gia tăng thay vì mua máy mới.

 

“Ủng hộ hàng Trung Quốc”

 

Đầu tháng 01/2019, các chủ đề phổ biến trên mạng xã hội Weibo đổ lỗi cho giá cao là nguyên nhân khiến doanh số iPhone, sản phẩm từng được xem là biểu tượng, sụt giảm, trong khi một vài bình luận lại có xu hướng đả kích. “Chỉ có kẻ ngốc mới mua iPhone đắt đỏ. Người bình thường mua Huawei chất lượng cao, giá rẻ”, một người viết và được hàng trăm lượt “thích” (Like) hưởng ứng. “Hãy ủng hộ thương hiệu Trung Quốc”.

 

Năm 2018, các thương hiệu smartphone nội địa được ủng hộ nhiều hơn khi Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa Trung Quốc. Cộng đồng phản ứng bằng cách kêu gọi tẩy chay Apple - công ty được xem là đại diện của nước Mỹ.

 

Theo thống kê của Counterpoint Research, Apple khởi đầu năm 2018 với 15% thị phần tại Trung Quốc nhưng đến Q3 chỉ còn khoảng 9%. Ngược lại, Huawei - hãng điện thoại có thiết bị đắt nhất chỉ bằng 70% giá iPhone - lại chứng kiến thị phần tăng từ 20% lên 23% trong cùng kỳ. Huawei còn được người dùng trong nước ủng hộ mạnh hơn sau khi Giám đốc Tài chính bà Mạnh Vãn Châu bị Canada bắt giữ theo yêu cầu của Mỹ.

 

Tại một cửa hàng Apple ở Bắc Kinh, Zhang Lijun cân nhắc mua iPhone X hay Huawei P20. Cô nói rằng iPhone quá đắt còn Huawei thịnh hành trong 2 năm qua có lẽ nhờ nhận thức cao hơn trong việc ủng hộ các thương hiệu nội địa.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).