Thử Nghiệm Loài Gà Biến Đổi Gen Đẻ Trứng Có Sẵn Thuốc

29 Tháng Giêng 201912:43 SA(Xem: 6184)
Thử Nghiệm Loài Gà Biến Đổi Gen Đẻ Trứng Có Sẵn Thuốc
Thử Nghiệm Loài Gà Biến Đổi Gen Đẻ Trứng Có Sẵn Thuốc

Hiện nay các dạng thuốc dùng trong điều trị ung thư vẫn còn khá hoặc rất đắt đỏ với những bệnh nhân có nhu cầu sử dụng. Khoảng cuối tháng 01/2019, một số nguồn tin cho biết, các nhà nghiên cứu đã dùng công nghệ thay đổi gen để làm ra những con gà có khả năng đẻ trứng có chứa sẵn các thuốc chữa các bệnh về khớp và cả một số bệnh ung thư.

 

Con người có rất nhiều dạng bệnh bị gây ra bởi việc cơ thể không tự sản sinh đủ một vài dạng hóa chất hoặc protein nào đó, và chúng ta có thể kiểm soát được bằng cách uống thuốc có chứa các chất còn thiếu. Bác sỹ Lissa Herron của trường Roslin Technologies, Edinburgh cùng với các đồng nghiệp đã sử dụng cách cho 1 gen có khả năng tạo protein của con người vào 1 phần ADN có liên quan đến việc tạo lòng trắng của gà. Nhóm tập trung vào 2 dạng protein thiết yếu đối với hệ miễn dịch là IFN-alpha 2A, có tác dụng kháng virus và chống ung thư, dạng còn lại là macrophage-CSF, được sử dụng như 1 liệu pháp giúp kích thích các tế bào đã bị tổn thương có thể tự phục hồi. Các kết quả cho thấy những con gà đã có thể đẻ ra những quả trứng có lòng trắng với lượng protein cao hơn bình thường.

 

Nếu có thể áp dụng đại trà, dự kiến phương pháp sẽ giúp giảm giá thành sản xuất thuốc rất nhiều, rẻ hơn đến từ 10 đến khoảng 100 lần nếu so với các dạng thuốc vẫn đang điều điều chế và sản xuất tại nhà máy. Theo bác sỹ Lissa Herron, những con gà thử nghiệm còn sướng hơn rất nhiều những con gà công nghiệp bình thường khác. Chúng sẽ được sống ở trong các khu chuồng rộng rãi, không bị nhồi nhét như lũ gà ở các trang trại công nghiệp. Hàng ngày chúng còn được theo dõi bởi các chuyên gia và nhiệm vụ của chúng chỉ là ăn, ngủ và đẻ trứng.

 

Trước đây, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và “sản xuất” ra các con dê, thỏ và gà có khả năng sản sinh thêm các protein dùng trong điều trị bệnh thông qua sữa hoặc trứng. Tuy nhiên với phát kiến mới, đội nghiên cứu tin tưởng họ đã đưa ra 1 biện pháp tốt hơn, hiệu quả hơn và đặc biệt là rẻ hơn rất nhiều so với các cách đã được sử dụng trước đó. Để đạt được điều này phần lớn là do việc xây dựng 1 trang trại gà sẽ rẻ hơn rất nhiều với việc xây dựng 1 khu phòng lab với đầy đủ các điều kiện về vệ sinh hay các dạng tiêu chuẩn nghiêm ngặt khác.

 

Theo ước tính, để đạt được 1 liều thuốc sẽ cần 3 quả trứng, và trung bình 1 con gà có thể đẻ đến 300 quả/1 năm. Nên để có thể hiện thực hóa đại trà, số lượng gà được “sản xuất” sẽ phải nhiều hơn rất nhiều. Đấy là một trong những bước cản của phương pháp mới, vì hiện có vẻ rất nhiều nhà tài trợ vẫn còn ngại ngần khi bỏ tiền cho các dự án biến đổi gen.

 

Đội ngũ nghiên cứu cũng chưa nghĩ quá xa đến việc đem dự án của mình lên cho người bởi các thủ tục và quy trình phức tạp có thể mất từ 10 - 20 năm. Nên hiện họ đang hướng đến sử dụng trong việc chữa trị cho động vật trước để có thêm kinh nghiệm.

50Vote
40Vote
31Vote
20Vote
10Vote
31
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).