Châu Âu Thông Qua Luật Cấm Sản Phẩm Nhựa Sử Dụng Một Lần Trước Năm 2021

09 Tháng Tư 201912:00 SA(Xem: 4880)
Châu Âu Thông Qua Luật Cấm Sản Phẩm Nhựa Sử Dụng Một Lần Trước Năm 2021
Châu Âu Thông Qua Luật Cấm Sản Phẩm Nhựa Sử Dụng Một Lần Trước Năm 2021
Liên minh Châu Âu đang dẫn đầu trong phong trào bảo vệ môi trường biển. Trong phiên họp tại Pháp vào ngày 27/03/2019, Liên minh Châu Âu đã bỏ phiếu ban hành luật cấm sử dụng nhựa dùng một lần trước 2021.

Nghị viện Châu Âu đã quyết liệt bỏ phiếu trong nỗ lực cấm việc sử dụng nhựa dùng một lần bao gồm ống hút, tăm bông, dao kéo nhựa với hy vọng sẽ thuyết phục người dân chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường. Trước bối cảnh ô nhiễm môi trường biển đang ở mức đáng báo động, lệnh cấm sẽ có hiệu lực tại tất cả các quốc gia thành viên EU.

Theo thông cáo báo chí do Nghị viện Châu Âu công bố, 560 nghị sĩ EU (MEP) đã bỏ phiếu ủng hộ thỏa thuận mới, 35 phiếu chống và 28 phiếu trắng. Nghị sĩ Frédérique Ries cho biết: “Đạo luật mới sẽ giúp Châu Âu tiết kiệm được 22 tỷ Euro – chi phí ước tính để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa ở Châu Âu đến năm 2030. Châu Âu hiện có một mô hình lập pháp để bảo vệ và thúc đẩy nhận thức bảo vệ môi trường ở cấp độ quốc tế do tính chất toàn cầu của vấn đề ô nhiễm biển liên quan đến rác thải nhựa. Điều này là một việc cần thiết để bảo vệ hành tinh của chúng ta”.

Theo Ủy ban Châu Âu, hơn 80% rác thải trên biển là nhựa; luật mới được ban hành nhằm giảm mạnh con số này bằng cách nhắm mục tiêu vào các sản phẩm nhựa sử dụng một lần thường thấy trên bãi biển ở Châu Âu và trên các đại dương. Thực tế, các sản phẩm bị cấm trong luật mới chiếm tới 70% số rác thải trên biển, và hy vọng luật mới sẽ giúp giảm được sự nghiêm trọng của vấn đề ô nhiễm, giảm thiệt hại về môi trường đối với đại dương và các loài sinh vật biển.

Bên cạnh lệnh cấm sử dụng nhựa dùng một lần, các quốc gia thành viên EU cũng khẳng định sẽ cố gắng đạt mục tiêu thu gom 90% chai nhựa trước năm 2029. Chai nhựa sẽ phải chứa ít nhất 25% hàm lượng tái chế trước 2025 và 30% trước năm 2030. Đạo luật cũng tăng cường việc áp dụng nguyên tắc “đối tượng gây ô nhiễm sẽ phải chịu trách nhiệm” bằng cách mở trộng trách nhiệm đối với các doanh nghiệp sản xuất. Về cơ bản, điều này có nghĩa là các nhà sản xuất phải chịu chi phí ô nhiễm chứ không phải một ngư dân lỡ làm mất lưới đánh bắt trên biển.

Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Frans Timmermans, người chịu trách nhiệm về vấn đề phát triển bền vững, cho biết: “Chúng ta đã thực hiện được một bước tiến quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm rác thải nói chung và ô nhiễm nhựa trên đại dương nói riêng. Chúng ta nhận thức được nó và có thể thực hiện điều này. Châu Âu đang thiết lập các tiêu chuẩn mới đầy tham vọng, tiên phong mở đường cho các quốc gia còn lại trên thế giới”

Đạo luật mới ước tính sẽ tiết kiệm được 25 tỷ USD cho việc giải quyết thiệt hại môi trường trước năm 2030.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
16 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (16/02/2021), thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các cường quốc ký hiệp ước toàn cầu để đảm bảo tính minh bạch thông tin cho các đại dịch trong tương lai.
04 Tháng Hai 2021
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu loại đảng viên Cộng hòa Marjorie Greene ra khỏi hai ủy ban, vì cáo buộc truyền bá thuyết âm mưu thù hận và bạo lực.
04 Tháng Hai 2021
Cơ quan quản lý truyền thông Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép phát sóng kênh CGTN của Trung Quốc tại nước Anh, do sai phạm trong sở hữu giấy phép.
03 Tháng Hai 2021
Theo trang DongA Ilbo của Hàn Quốc, Apple được cho là sẽ đầu tư 3,6 tỷ USD vào hãng Kia Motors như một phần trong kế hoạch hợp tác sản xuất Apple Car tại Mỹ.
03 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Tư (03/02/2021), ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Mỹ sẽ gia hạn hiệp ước New START với Nga thêm 5 năm, trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 05/02/2021.
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021),Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bãi nhiệm hàng trăm thành viên trong các ban cố vấn Lầu Năm Góc